Marketing mix là gì? Bật mí quy trình xây dựng chiến lược marketing mix thành công.

0
1972

Để khách hàng tiếp cận, sử dụng sản phẩm, hài lòng về dịch vụ bạn cung cấp thì chiến lược Marketing của bạn cần được triển khai với nhiều hình thức. Và marketing mix đang là chiến lược được các nhà Marketer sử dụng rất nhiều hiện nay. Vậy marketing mix là gì? Tại sao lại được ưa chuộng đến vậy? Làm thế nào để xây dựng chiến lược marketing mix hiệu quả?

Hãy cùng wikimarketing tìm hiểu những điều đó thông qua bài viết dưới đây nhé!!!

Khái niệm marketing mix, chiến lược marketing mix

Marketing mix là gì?

Marketing hỗn hợp là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực marketing (đồng thời được biết đến như là 4P), là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

marketing mix là gì

Nếu các thành phần Marketing được phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ thích ứng với tình hình thị trường đang diễn ra thì công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế được những rủi ro và do đó, mục tiêu sẽ hài lòng khách hàng và nhờ đó đạt được lợi nhuận tối đa,phát triển kinh doanh bền vững. Vì vậy vai trò của marketing mix thực sự rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp

Marketing mix được phân loại theo mô hình 4P cơ bản gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến). 

mô hình 4P cơ bản của marketing mix

Sản phẩm ( Product)

Một dịch vụ vô hình hoặc một đối tượng hữu hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như các ngành công nghiệp khách sạn và ngành du lịch hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng.

Giá cả (Price)

Giá cả của một sản phẩm là yếu tố quan trọng, nó quyết định thị trường, nhóm đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới. Nó quyết định hình ảnh về sản phẩm và thương hiệu mà bạn tạo ra. Hầu hết các sản phẩm được định giá theo giá trị của khách hàng. Ngoài ra các yếu tố như chi phí chuỗi sản xuất, chi phí phân phối, và giá cả của đối thủ cạnh tranh cũng làm ảnh hưởng tới giá trị tổng thể của một sản phẩm.

Phân phối ( Place)

Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.

Xúc tiến ( Promotion)

Xúc tiến thương mại là tất cả các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng có thể nhận biết về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Qua đó giúp khách hàng có ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ và tiến hành thực hiện giao dịch mua bán thật sự trên thị trường. 

Chiến lược marketing mix là gì?

Chiến lược Marketing Mix là sự kết hợp tất cả các công cụ Marketing có thể triển khai đồng thời nhằm tiếp thị, quảng cáo dịch vụ sản phẩm của một doanh nghiệp. Chiến lược marketing mix đóng vai trò rất quan trọng việc tiếp cận với các đối tượng khách hàng.

Các bước để xây dựng một chiến lược marketing mix thành công

Xây dựng chiến lược Marketing mix là một quá trình cực kỳ phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn, công việc liên quan. Do đó, việc xây dựng chiến lược Marketing mix đòi hỏi những nhà Marketer tính tỉ mỉ, siêng năng và nhẫn nại.

 Sản phẩm

Sản phẩm/dịch vụ là một trong những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp cũng như là trong hoạt động marketing. Mỗi doanh nghiệp đều phải có cho mình sản phẩm/dịch vụ riêng. Một sản phẩm tiêu chuẩn phải đảm bảo các yếu tố sau:

sản phẩm

  • Chất lượng: Chất lượng tốt ở đây có nghĩa là có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, độ bền đạt yêu cầu, không có tính độc hại đối với người sử dụng cũng như là môi trường xung quanh
  • Thiết kế: Đảm bảo các nội dung về hình ảnh, màu sắc, hình dáng gọn gàng, đẹp đẽ sao cho phù hợp với từng loại dịch vụ/ sản phẩm
  • Nhãn hiệu: lựa chọn tên gọi, slogan,…được đặt làm sao vừa để phân biệt với sản phẩm đối thủ, vừa thể hiện giá trị sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu một cách cụ thể.
  • Bao bì đóng gói: đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm và nhà sản xuất, thiết kế gọn, tiện lợi, dễ sử dụng và bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân gây hại: nhiệt độ, ẩm mốc, va đập…

Giá cả

  • Định giá:

+ Phương pháp định giá dựa trên chi phí sản xuất:
Phương pháp định giá cộng chi phí : Giá sản phẩm/dịch vụ = chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + 1 khoảng tiền lợi nhuận. Phương pháp này khá đơn giản, được hầu hết các tiểu thương ở các chợ sử dụng.

+ Phương pháp định giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm/dịch vụ:
Theo phương pháp này, các nhà marketer sẽ xác định giá trị của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường (mức độ cạnh tranh, độ khan hiếm của sản phẩm, đánh giá của khách hàng, người tiêu dùng đối với sản phẩm…) rồi chọn một mức giá hợp lý dựa trên những giá trị ấy.

+ Phương pháp định giá dựa trên sự cạnh tranh: Xác định giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh rồi chọn cho sản phẩm của mình mức giá ngang bằng, cao hơn, hoặc thấp hơn.

định giá sản phẩm

  • Phương thức thanh toán:

+ Phương thức thanh toán trả ngay
+ Phương thức thanh toán trả chậm (trả góp)
+ Phương thức thanh toán bằng tiền mặt
+ Phương thức thanh toán chuyển khoản
+ Phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng (Mastercard, Visa…càng nhiều loại thẻ càng tốt)

Chính sách phân phối

phân phối là bước quan trọng trong chiến lược marketing mix

Phân phối là một công cụ then chốt trong Marketing mix nó bao gồm những hoạt động khác nhau mà Công ty tiến nhằm đưa sản phẩm đến những nơi để khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận và mua chúng.

Các công việc xây dựng phân phối là:

  • Lựa chọn xây dựng kênh phân phối: Tùy thuộc vào kế hoạch có thể lựa chọn kênh phân phối trực tiếp, gián tiếp, truyền thống,…
  • Dự tính độ phân phối: xác định được độ bao phủ của hệ thống phân phối như thế nào là thích hợp, vừa tiết kiệm được chi phí cũng như là tạo được sự thuận tiện cho khách hàng, người tiêu dùng trong việc tiếp cận sản phẩm.
  • Địa điểm phân phối: Các nhà marketer cần phải tính toán kỹ lưỡng trong việc chọn địa điểm phân phối như thế nào cho hợp lý: có gần với khu vực khách hàng mục tiêu không? Cự ly giữa các địa điểm phân phối ra sao?,…
  • Hệ thống logistic: kho bãi, quản lý hàng tồn kho, vận tải, liên lạc với khách hàng và các thành phần tham gia trong kênh phân phối và thu thập thông tin từ khách hàng và các thành phần tham gia trong kênh phân phối.
  • Quyết định về thiết kế và quản lý kênh marketing:  cốt lõi của chính sách phân phối. Các kênh Marketing làm nên sự khác nhau giữa các Công ty, nó trở thành một công cụ cạnh tranh có hiệu qủa.

Xúc tiến: Cách xây dựng chiến lược marketing mix quan trọng nhất

xúc tiến bán hàng

Đây là bước làm thế nào để công chúng biết đến sản phẩm của mình, bao gồm các hình thức

  • Quảng cáo (Advertising): Công việc truyền đạt thông tin về sản phẩm/dịch vụ bằng các hình thức quảng bá trên các phương tiện truyền thông,…
  • Bán hàng cá nhân (Personal selling): Bán hàng cá nhân là công cụ promotion có mặt sớm nhất trong lĩnh vực kinh doanh. Công cụ này sử dụng các lực lượng nhân viên bán hàng để tiếp cận khách hàng nhằm giới thiệu quảng bá và thuyết phục họ mua hàng.
  • Sales Promotion ( xúc tiến bán hàng): Sales promotion là công cụ dùng để thúc đẩy việc bán hàng, nâng cao doanh số
  • PR – Quan hệ cộng đồng/công chúng: Xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và cộng đồng qua các bài viết trên báo, tạp chí, các câu chuyện, sự kiện, tin đồn liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ.

Dưới đây là một số thông tin cơ bản để trả lời cho vấn đề marketing mix là gì? Rất nhiều các doanh nghiệp đã thành công trong việc xây dựng chiến lược marketing mix hiệu quả khi áp dụng tuần tự các bước mà wikimarketing đưa ra như trên. Đây cũng là chiến lược tạo nên được sự nhất quán trong các chiến dịch marketing và nó giúp doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

 

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here