Trong cuộc sống, đừng buông tay với những gì bạn có thể kiểm soát

0
668

Joe Pulizzi là sáng lập gia của trang web giáo dục trực tuyến chuyên về marketing có tên Content Marketing Institute – được đánh giá là trang web giáo dục hàng đầu trong lĩnh vực.

Đồng thời, ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về quảng cáo nội dung, trong đó có cuốn “ Epic Content Marketing” được tạp chí Fortune xếp hạng “Top 5 cuốn sách kinh doanh của năm”.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng để có được cơ đồ ngày hôm nay, ông đã từng phải đưa ra một quyết định khó khăn, từ bỏ một công việc “ổn định” với mức lương tới 6 con số, để bắt đầu lại từ đầu.

Ông đã viết một bài đăng trên blog cá nhân, kể về giai đoạn khó khăn ấy, và lí do khiến ông có thể đưa ra quyết định dẫn đến thành công sau này của mình.

Dưới đây là câu chuyện được Joe Pulizzi chia sẻ

Khi tôi rời bỏ vị trí giám đốc điều hành xuất bản để mở công ty riêng 7 năm về trước, vô số bạn bè và người thân đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại

“Cậu có chắc cậu dám nhận rủi ro lớn ấy và bỏ một công việc ổn định?”

Mọi người hỏi câu hỏi này cũng đúng thôi. Tôi có một gia đình nhỏ với hai đứa con còn bé.

Thậm chí, đến cả những người bạn là doanh nhân và lãnh đạo doanh nghiệp cũng thắc mắc về quyết định của tôi, bước đi sẽ khiến tôi mất đi mức lương 6 con số và những khoản thưởng đều đặn.

Vấn đề là, mặc dù nghe có vẻ công việc của tôi thật lý tưởng, nhưng thực chất tôi không được đóng góp nhiều tiếng nói trong cách vận hành công ty.

Vị trí của tôi không gặp rủi ro, nhưng chính công việc của tôi mới gặp rủi ro.

Bạn có thể điều khiển được gì?

Nếu bạn từng đọc sách của Robert Kiyosaki (tác giả bộ “Cha giàu – cha nghèo” nổi tiếng), bạn sẽ nhìn nhận sự “rủi ro” ở một góc nhìn khác.

Một khi bạn không thể điều khiển các quyết định cuối cùng, thì thực chất bạn đang đánh cược với chúng.

Ông Kiyosaki đã từng nói: “Nếu bạn không thể gọi một cuộc điện thoại, hay gửi một email có khả năng ảnh hưởng tới cách một công ty vận hành, thì việc đầu tư vào công ty đó chẳng khác gì đánh bạc ở casino cả”.

Tôi nhìn lại mình. Tôi cũng đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tôi sở hữu các loại cổ phiếu của Facebook, Google, Electronic Arts và vài công ty khác.

Nhưng thú thực, tôi không thể gọi điện cho những CEO của các công ty trên để bày tỏ quan điểm có thể tạo ảnh hưởng đến họ, nên với cá nhân tôi, những khoản đầu tư ấy chứa đầy rủi ro.

Với tất cả các công ty khác, một khi bạn không thể điều khiển các quyết định cuối cùng, thì thực chất bạn đang đánh cược với chúng, và hy vọng sau một thời gian nhất định, chúng sẽ hoạt động khởi sắc vì một lí do nào đó và mang lại giá trị gia tăng cho bạn.

Liệu tự thành lập công ty có rủi ro hơn làm một công việc ổn định không?

Trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước, một phóng viên đã nói với tôi: “Anh thực sự liều lĩnh khi bỏ việc và theo đuổi một khái niệm mới”.

Và tôi đã đáp lại rằng:

“Đúng, lúc mới nghe thì có vẻ tôi đang rất liều lĩnh. Nhưng ngẫm kỹ lại, thì tôi lại đang có nước đi an toàn nhất có thể.

Trong thời gian tôi làm doanh nhân, rất nhiều bạn bè tôi bị mất việc, đó là những tài năng trong viết lách, thiết kế, xây dựng… mong muốn có được các “công việc ổn định” để nuôi gia đình.

Khi tôi nắm quyền điều hành cuộc sống của mình nhiều nhất có thể, tôi tin rằng quyết định của tôi là ít liều lĩnh nhất”.

Tôi tôn trọng và khâm phục những việc các thành viên trong gia đình và bạn bè tôi làm để kiếm sống. Công việc của họ giúp ích cho xã hội trong nhiều mặt. Tuy nhiên tôi cũng lo lắng cho tương lai của của họ.

Nói đâu xa, chỉ mới hôm qua, giáo viên thể dục cấp hai của tôi vừa bị đuổi việc sau 31 năm giảng dạy.

Những việc như thế này xảy ra ngày càng thường xuyên. Sự trung thành dường như đang mờ nhạt dần.

Lấy lại quyền kiểm soát

Không phải ai cũng hợp làm doanh nhân.

Để thành công, bạn phải hội tụ đủ các yếu tố của sự nhiệt huyết, tầm nhìn, sự trì tính, kiên nhẫn và một chút niềm tin mù quáng vào bản thân.

Nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể bắt đầu bằng cách nhìn nhận những quyết định có vẻ an toàn của chúng ta, nhưng thực rất lại chứa đầy rủi ro.

Một số câu hỏi để ngẫm nghĩ là:

Trong công việc, bạn có đủ quyền lực để giúp việc định hướng công ty? Liệu Giám đốc điều hành có chịu gặp và nghe bạn nói?

Trong cuộc sống, có quá nhiều thứ bạn không thể điều khiển. Vậy nên, với một số ít những thứ bạn kiểm soát được, thì đừng buông tay.

Bạn có thể làm gì trong vai trò hiện tại để giành được tầm ảnh hưởng trên?

Có cơ hội nào để bạn tự khởi nghiệp riêng và nắm lấy cơ hội điều hành tương lai của bạn nhiều hơn?

Liệu bạn đang đầu tư vào các tài sản bạn có khả năng quyết định (ví dụ: Bất động sản, các khoản đầu tư vào công ty, cá nhân), hay bạn đang mang tiền của mình đi đầu tư theo kiểu cá cược (ví dụ: Chứng khoán)?

Ai trong số chúng ta cùng từng phải suy xét để chọn giữa điều gì là an toàn, điều gì là rủi ro.

Tôi nghĩ phần lớn trong số chúng ta vẫn chưa hiểu hết về vấn đề này.

Điều tôi hy vọng là bạn sẽ bắt đầu thực sự xem xét công việc hiện tại, sự nghiệp cũng như các khoản đầu tư của mình theo một cách hơi khác đi.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here