Vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực, đào tạo và giữ chân các nhân tài trẻ trong ngành sáng tạo là vấn đề các agency luôn đối mặt. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này anh Trung Nguyễn Giám đốc điều hành wikimarketing đã có một cuộc trao đổi với ông Alan Couldrey để thảo luận về vấn đề nhân lực mà ngành sáng tạo đang gặp phải. Trước đây Alan từng giữ vị trí Giám đốc nhân lực của Ogilvy khu vực Châu Á và hiện tại là chủ tịch Ogilvy Vietnam. Với năng lực và kinh nghiệm của mình, Alan đã giúp Ogilvy có nguồn nhân lực trẻ và tài năng hàng đầu ngành truyền thông.
Theo Ông những thử thách về nhân sự mà ngành marketing gặp phải là gì?
Thử thách lớn nhất cho ngành marketing cũng giống như các ngành khác ở chỗ là có rất nhiều chọn lựa trên thị trường. Là một người trẻ, tài năng, có năng lực thì bạn sẽ có nhiều chọn lựa hướng đi, lựa chọn nơi làm việc cho mình. Vì vậy, ngành marketing luôn tồn tại những giá trị thu hút nhân tài để cạnh tranh với các ngành khác.Và giá trị của nhân sự thì ngày càng cao, ta phải thay đổi những gì để có thể phát triển bản thân mình hơn nữa trong ngành này? Ngoài việc là một người làm việc chăm chỉ và nghiêm túc, nhân viên còn phải là người linh hoạt, có thể nghĩ cho mình, có thể tự phát triển bản thân. Những điều đó không dễ dàng gì có được. Và chính vì không dễ dàng nên nếu bản thân đạt được các yêu cầu đó thì giá trị của nhân viên sẽ tăng lên rất nhiều.
Làm thế nào để các agency thu hút, giữ chân và phát triển nhân viên nội bộ của mình?
Ngoài việc là một người làm việc chăm chỉ và nghiêm túc, nhân viên còn phải là người linh hoạt, có thể nghĩ cho mình, có thể tự phát triển bản thân.
Làm việc ở các agency thì luôn có rất nhiều thử thách. Kế hoạch đính hướng rất quan trọng, khi nhìn vào một bản kế hoạch rõ ràng, bất cứ nhân viên nào cũng có thể nhận định được họ sẽ nhận được gì từ công việc của mình trong một hoặc hai năm nữa. Nhưng người ta lại không kiên nhẫn, chẳng để tâm đến những chuyện gì sẽ xảy ra. Vì vậy, họ cần phải tìm được cân bằng giữa kế hoạch định hướng tương lai và những bài học giúp họ cảm thấy mình đang làm việc ở đúng nơi. Người ta thường mong đợi có được mọi thứ bằng chính công việc của họ. Chẳng ai muốn mình là một người học việc ròng rã 10 năm cả. Mọi người đều muốn mình làm việc ở một công ty và tiến triển trong 6 tháng, 9 tháng hay cũng có thể là 12 tháng. Chúng tôi không quan tâm đến phần thưởng cho việc đi làm mỗi ngày. Chúng tôi quan tâm đến công việc của bạn, chúng tôi sẽ giữ chân nếu bạn muốn ở. Chúng tôi sẽ đưa cho bạn những thử thách mới nếu như bạn làm tốt công việc. Bạn sẽ được phát triển bản thân và công ty sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của bạn.
Trong thế giới sáng tạo, công ty và nhân viên có mối quan hệ với nhau. Nghĩa là, khi tôi dành thời gian, năng lượng, trí lực của mình cho các bạn, thì bạn phải đáp lại bằng cách học hỏi và phát triển. Và điều này phải thay đổi theo thời gian, không thể nào dậm chân tại chỗ được. Vì trong ngành marketing hiện đại, mọi thứ luôn thay đổi. Nhiều thứ sẽ lại khác đi và chúng tôi cũng phải xem xét lại yêu cầu đối với nhân viên, phải luôn lắng nghe họ thật tốt. Thỉnh thoảng lại xuất hiện một kẽ hở giữa bài học của các senior manager. Những người này hay nghĩ rằng khi họ 22 tuổi, họ làm được điều này điều kia thì nhân viên của họ cũng phải như vậy. Nhưng đó là chuyện của 20, 30 năm trước, không còn phù hợp trong thời buổi hiện nay nữa. Điều chúng ta cần bây giờ là những nhận xét trực tiếp, đúng thời điểm.
Ogilvy Vietnam đầu tư cho nhân viên như thế nào?
Ogilvy từng được mệnh danh là viện đào tạo, bạn sẽ học được cách làm việc như thế nào cho tốt vì xung quanh bạn là những chuyên gia, những người giàu kinh nghiệm. Bạn được phân nhiệm vụ cụ thể và làm việc thực tế chứ không chỉ làm việc với lý thuyết rỗng.
Danh tiếng mà mọi người dành cho Ogilvy vẫn còn nguyên giá trị, nhưng tôi phải nhìn nhận một thực tế là trong xã hội hiện nay, người ta không có kiên nhẫn chờ đợi khóa đào tạo tiếp theo nữa. Vì vậy, chúng tôi cũng phải giúp nhân viên tích lũy kinh nghiệm thật sớm. Tuy nhiên, điều đó lại đôi khi phạm phải sai lầm. Bởi vì khi chúng ta cố làm điều gì đó thật nhanh thì thế nào cũng phạm lỗi. Lúc này có hai trường hợp xảy ra. May mắn là khi bạn phạm sai lầm nhỏ và nhận được một bài học lớn. Ngược lại, bạn sẽ nhận lỗi lầm nghiêm trọng và chỉ học được có tí ti. Chúng tôi đầu tư bằng cách để cho nhận viên của mình có cơ hội được khám phá khả năng của chính họ. Không ai tự dưng trở thành một người sếp hay một team leader hoàn hảo cả, bạn phải học hỏi tất cả mọi thứ.
Cách duy nhất giúp bạn học hỏi chính là cố gắng và động viên bản thân mình ngày càng tốt hơn. Chúng tôi không chỉ là chuyên gia, chúng giúp nhân viên của mình thích lũy được kinh nghiệm. Bản thân tôi từng làm copywriter cho một công ty sáng tạo, tôi nhận thấy ai cũng có khả năng và họ sẽ giỏi trong một lĩnh vực nào đó. Bạn có thể học hỏi từ họ, tôi không có ý bảo bạn bắt chước giống họ hoàn toàn. Bạn có thể tự đặt ra hình mẫu của mình. Và khi xung quanh bạn là những người giỏi, những người có đầu óc sáng tạo tuyệt vời thì điều đó sẽ giúp bạn giỏi hơn mỗi ngày.
Ông có lời khuyên nào cho các nhà sáng tạo trẻ khi bước chân vào ngành này không thưa ông? (Chẳng hạn như cách học, cách phát triển công việc và các kỹ năng cần thiết…)
Lời khuyên tôi dành cho các bạn trẻ bước vào ngành sáng tạo này là hãy cứ tận hưởng cuộc sống của chính bạn, một cuộc sống không phải ở công ty. Bạn không thể nào để cuộc sống của mình bị điều khiển bởi công ty được. Ở đây chỉ cho bạn kinh nghiệm làm việc chứ không cho bạn kinh nghiệm sống, vì vậy bạn cần phải tích lũy vốn sống cho riêng mình.
Chúng tôi thường hay bảo nhân viên của mình đi xem phim, gặp gỡ và tạo dựng các mối quan hệ, có người yêu, hay thậm chí là có những xung đột với những người khác, cãi nhau với bố mẹ. Bởi vì những vốn sống đó sẽ là tiền đề tạo cảm hứng sáng tạo những cái mới cho thương hiệu. Bạn sẽ nhìn ra được rất nhiều điều từ cuộc sống bên ngoài, những điều đó công ty không thể nào dạy cho bạn được. Một kỳ nghỉ tồi tệ hay điều gì đó kinh khủng khiến bạn không hề vui vẻ chút nào nhưng bằng cách nào đó, những trải nghiệm không vui kia cũng sẽ có giá trị. Chẳng hạn như khi có khách hàng muốn nói về du lịch, với những gì mình đã trải qua, bạn có thể chỉ ra ngay những điều gì không nên làm để chuyến đi của họ sẽ không đi vào vết xe đổ như bạn đã từng.
Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng, ở thời buổi này, nghề nghiệp tồn tại rất lâu. Công việc có thể sẽ tồn tại đến năm bạn 80 tuổi, vì vậy hãy tích lũy kinh nghiệm thực tế và vận dụng chúng vào công việc sáng tạo của mình. Không phải ai cũng nổi tiếng ở tuổi 22, có thể khi 52 tuổi bạn sẽ nổi tiếng và có một cuộc sống vô cùng hạnh phúc.