Gartner: Nhiều thương hiệu lớn như Facebook có thể ‘biến mất’

0
727

Đó là một trong những dự đoán của Gartner từ nay tới năm 2023, theo đó nhiều thương hiệu lớn như Apple, Facebook, Google, Microsoft, Amazon, Alibaba có thể sẽ biến mất.

10 dự báo mới nhất của Gartner cho thấy tương lai thay đổi nhanh chóng của ngành công nghiệp CNTT, qua đó giúp các nhà điều hành, giám đốc CNTT có bước chuẩn bị, chuyển đổi và thích ứng tốt hơn với thực tế mới.

Tìm kiếm bằng giọng nói lên ngôi

Năm 2021, những thương hiệu nào từng thiết kế lại website để hỗ trợ tìm kiếm tốt hơn bằng giọng nói và hình ảnh sẽ đạt được doanh thu cao hơn, dự kiến tăng 30% từ thương mại điện tử.

Gartner kết luận rằng các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói sẽ thông dụng trên thiết bị di động. Tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh cũng đồng thời giúp tăng tỉ lệ lướt web trên di động và tăng giao dịch qua ứng dụng di động.

Hiện tại, tỉ lệ giao dịch qua ứng dụng và trình duyệt web di động đang chiếm 50% tổng giao dịch thương mại điện tử.

Apple, Facebook, Google và Microsoft đã đầu tư rất nhiều cho trí tuệ nhân tạo và công nghệ học máy. Hướng đi này sẽ giúp tăng tốc các công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh trong hai năm tới.

Nhiều thương hiệu Internet lớn biến mất

Năm 2020, 5 trong số 7 công ty Internet lớn hiện nay sẽ “tự tan rã” để mở ra các cơ hội lớn khác. Những “ông lớn” kinh doanh nội dung kỹ thuật số hiện tại bao gồm Alibaba, Amazon, Apple, Baidu, Facebook, Google, Microsoft và Tencent.

Ví dụ dễ nhìn thấy nhất của việc “tự tan rã” là Amazon Web Service Lambda loại bỏ máy ảo đám mây truyền thống, Alexa loại bỏ hình thức thương mại truyền thống và Apple Face ID thay thế Touch ID.

Tiền ảo lên ngôi

Năm 2020, ngành ngân hàng sẽ giúp tạo nên doanh thu 1 tỷ USD từ tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ blockchain.

Gartner dự đoán loại tiền tệ này sẽ đạt giá trị 155 tỷ USD (tính tới tháng 10/2017) và tiếp tục tăng nhanh. Tới năm 2023, tiền kỹ thuật số sẽ chiếm hơn một nửa giá trị kinh doanh tiền tệ blockchain toàn cầu.

Tràn ngập tin tức giả mạo

Năm 2022, người dân tại các nền kinh tế phát triển sẽ phải tiếp xúc với tin tức giả mạo nhiều hơn tin thật.

Gartner cảnh báo một mặt trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng để tạo ra thông tin mới, nhưng mặt khác nó cũng bị lợi dụng để bóp méo dữ liệu nhằm tạo ra thông tin sai lệch.

Gartner dự báo trước năm 2020, thông tin sai lệch sẽ tạo ra các vụ gian lận tài chính lớn. Cùng năm này, không có công ty Internet lớn nào khắc phục được vấn đề nhức nhối đó.

Trong 3 năm tiếp theo, một số quốc gia sẽ thông qua luật và quy định nhằm kiểm soát thông tin sai lệch do AI tạo ra.

Trí tuệ nhân tạo là ‘tội đồ’

Năm 2020, “thực tế giả mạo” hay còn gọi là “thông tin sai lệch” do AI tạo ra sẽ tràn ngập và phủ bóng khả năng phát hiện tin tức giả mạo của AI, dẫn tới sự mất niềm tin vào nội dung số.

Các hệ thống máy học và trí tuệ nhân tạo ngày nay đã có khả năng phân loại nội dung ảnh nhanh hơn và chính xác hơn con người.

Gartner cảnh báo năm 2018, video có nội dung sai lệch dùng để nói xấu sẽ tràn ngập trên các trang mạng, và được coi là công cụ triệt hạ uy tín lẫn nhau của giới chính trị. Tuy nhiên, sang năm 2019, số dự án ngăn chặn tin tức giả mạo sẽ tăng gấp 10 lần.

Tiêu nhiều tiền hơn cho chatbot

Năm 2021, hơn 50% doanh nghiệp sẽ chi tiêu nhiều hơn cho công cụ chát tự động bot và chatbot. Gartner dự đoán tới năm 2020, 55% doanh nghiệp lớn đã phát triển ít nhất một bot hoặc chatbot riêng.

Sự tiến bộ vượt bậc về khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) đã giúp chatbot ngày nay có khả năng nhận biết tốt hơn ngữ cảnh người dùng.

Nhân viên CNTT sẽ chuyển dần sang kinh doanh

Năm 2021, 40% nhân viên CNTT sẽ đảm nhận nhiều vai trò cùng lúc, chủ yếu kinh doanh hơn là tập trung cho công nghệ.

Năm 2019, tỉ lệ chuyên gia kỹ thuật CNTT sẽ giảm hơn 5%. Gartner dự đoán hơn 50% doanh nghiệp sẽ ưu tiên các ứng viên CNTT có thể làm nhiều công việc cùng lúc. 20% tổ chức CNTT sẽ thuê các ứng viên dạng này để mở rộng hoạt động kinh doanh số.

AI mang lại nhiều công việc mới

Năm 2020, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tạo nhiều công việc trên mạng hơn – khoảng 2,3 triệu công việc mới, đồng thời cũng làm 1,8 triệu người mất việc.

Năm 2020, sáng tạo công việc liên quan tới trí tuệ nhân tạo sẽ giúp thúc đẩy GDP, đạt 2 triệu công việc mới vào năm 2025.

Các công ty dịch vụ CNTT toàn cầu sẽ có thay đổi lớn về cơ cấu công việc vào năm 2018, thêm 100.000 đầu việc mới trong khi loại bỏ 80.000 đầu việc cũ.

Gartner dự đoán vào năm 2021, trí tuệ nhân tạo sẽ mang lại giá trị kinh doanh 2,9 nghìn tỷ USD, đồng thời đảm bảo người lao động sẽ có 6,2 tỷ giờ làm việc hiệu quả.

IoT có mặt khắp nơi

Năm 2020, công nghệ IoT sẽ hiện diện trên 95% thiết bị điện tử. Gartner dự đoán các sản phẩm tích hợp IoT kết nối qua smartphone sẽ xuất hiện nhiều hơn từ năm 2019.

Thiết bị bảo mật IoT sai sót hàng loạt

Năm 2022, một nửa công cụ an ninh dành cho IoT xuất hiện trục trặc, buộc phải triệu hồi và thay thế.

Gartner dự đoán chi tiêu cho IoT sẽ tăng mạnh sau năm 2020 nhờ việc áp dụng rộng rãi các biện pháp an ninh, an toàn thông tin cho ngành công nghiệp.

Thị trường thiết bị an ninh IoT sẽ đạt 840,5 triệu USD vào năm 2020, tăng trung bình 24%/năm trong giai đoạn từ 2013 tới 2020.

Gartner dự đoán sự tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực dịch vụ an ninh IoT, hệ thống bảo an và an ninh nói chung, sẽ vượt qua con số chi tiêu toàn cầu 5 tỷ USD vào cuối năm 2020.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here