Danh tiếng của VietinBank, ACB ảnh hưởng thế nào sau vụ Huyền Như?

0
713

Truyền thông Việt thường chuộng các tin hot như scandals Huyền Như tại VietinBank và ACB. Sang năm 2015, cái tên OceanBank “nổi bật” lên do vướng vào các vấn đề tài chính…, theo Media Tenor.

Theo khảo sát của Media Tenor, giới truyền thông Việt Nam thường chuộng các thông tin hot như scandals tại ACB, vấn đề tài chính với OceanBank hay VietinBank với sự cố Huyền Như…

Do đó, việc cân bằng giữa cấu trúc và chiến lược truyền thông đòi hỏi không chỉ trong suốt giai đoạn diễn ra khủng hoảng, mà còn cần diễn ra suốt cả năm.

Trong khi danh tiếng (Reputation) là điều tối quan trọng, là sự tồn tại của công ty trong nhận thức của mọi người, có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty, thì nhiều công ty lại không coi trọng điều này, ông Roland Schatz – Sáng lập viên kiêm Giám đốc điều hành Công ty Media Tenor International – cho biết.

Việc ít quan tâm tới quản trị danh tiếng công ty, không coi trọng vấn đề quan hệ với báo giới khiến ngay cả với những doanh nghiệp lớn, tin tức về họ trên báo giới chỉ phản ánh một góc độ, khía cạnh nào đó, thay vì phản ánh “một bức tranh toàn cảnh”. Việc không thường xuyên kết nối với báo chí cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi đối phó với các cuộc khủng hoảng truyền thông, danh tiếng có thể xảy ra.

Trong bảng thống kê trên, BIDV được coi như một trường hợp tốt khi “thăng hạng” cả về độ phủ tin và hình ảnh tích cực nhờ kết nối tốt hơn với báo giới.

Tuy ACB và VietinBank đứng đầu bảng phủ tin với nhiều sắc thái tiêu cực trong năm 2014, sang năm 2015, sắc thái tiêu cực ở 2 ngân hàng này giảm đáng kể. Các vấn đề tiêu cực liên quan đến pháp lý ở cả 2 ngân hàng này cũng được báo giới quan tâm ít hơn.

Trong khi đó, OceanBank là ngân hàng được nhắc đến với nhiều sắc thái tiêu cực nhất trong khoảng thời gian từ 1/1/2014 – 10/5/2015, mặc dù trong năm 2014, cái tên này không nằm trong 10 ngân hàng được nhắc đến nhiều nhất trên báo giới.

Khảo sát của Media Tenor diễn ra từ 1/1/2014 – 10/5/2015 cho thấy: Trong khi báo chí đã vẽ lên một bức tranh bi quan cho ngành ngân hàng Việt Nam trong cả năm 2014, thì kết thúc 4 tháng đầu năm 2015, lĩnh vực này đã lấy lại được hình ảnh tích cực với các kết quả kinh doanh khả quan và nhiều thương vụ M&A (mua bán – sáp nhập) hứa hẹn.

M&A “ăn mòn” các chủ đề về ngân hàng

Theo dự báo, có khả năng sẽ có 6 thương vụ M&A trong lĩnh vực này, trong đó, 2 thương vụ đã được chính thức khẳng định là VietinBank nhận sáp nhập PGBank, và BIDV nhận sáp nhập MHB. 4 thương vụ còn lại mới dừng ở cấp độ đồn đoán.

Chủ đề M&A cũng “ăn mòn” các chủ đề khác trong ngành ngân hàng trong những tháng đầu tiên của năm 2015.

Các nội dung tranh cãi xoay quanh cổ đông, chủ sở hữu nhà băng, các chuyên gia và cơ quan chức năng.

CEO ngân hàng nào được báo chí “ưu ái” nhất

Theo Media Tenor, năm 2014, sự vụ pháp lý của ACB đã đẩy cái tên Lý Xuân Hải thành CEO ngân hàng được nhắc đến nhiều nhất, chủ yếu với sắc thái tiêu cực.

Ông Phan Thành Mai – CEO của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam VNCB – là CEO ngân hàng được nhắc đến nhiều thứ 3 trong danh sách, sau sự vụ các lãnh đạo của Tập đoàn Thiên Thanh, cũng đồng thời là lãnh đạo của VNCB bị bắt hồi giữa năm ngoái vì tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Sang năm 2015, báo chí dành sự ưu ái nhiều nhất cho nữ CEO của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) – bà Trần Hải Anh. Trong đó, tên tuổi của bà cũng góp phần nâng cao hình ảnh của ngân hàng này.

Ở chiều ngược lại, những người lãnh đạo nhà băng không được truyền thông “ưu ái” cũng sẽ làm giảm đi thương hiệu của tổ chức mình lãnh đạo ở cấp độ không mong đợi.

Trong danh sách 10 CEO được đề cập nhiều nhất trên báo giới năm 2015, Phan Thành Mai là cái tên duy nhất được đề cập đến với sắc thái tiêu cực.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here