8 bí quyết duy trì cảm hứng cho một buổi Brainstorm hiệu quả

0
661

Brainstorm là một phương pháp không mấy xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, để brainstorm hiệu quả cũng cần các kỹ thuật nhất định. Sau đây là 8 ý tưởng tạo cảm hứng cho bạn để có một buổi brainstorm.

1. Bắt đầu với những ý tưởng “tồi”

Một buổi brainstorm sẽ đạt hiệu quả cao khi mọi người thoải mái đề xuất mọi ý tưởng mà họ nghĩ đến, dù cho cho nó là một ý tưởng tồi. Nhưng một vài thành viên sẽ dè dặt khi đề xuất các ý tưởng chưa được suy nghĩ thấu đáo. Họ sợ ý kiến của họ nghe thật ngớ ngấn hoặc thiếu tính xác thực. Các nghiên cứu cho thấy rằng, mọi người sẽ đặc biệt ngại ngần chia sẻ khi có sự hiện diện của những cá nhân có quyền lực. Sự lo lắng này sẽ làm giảm đáng kể hiệu suất của các buổi brainstorm.

Bạn đang tìm một cách để khiến mọi người thoải mái để đề xuất ý kiến? Hãy khởi đầu buổi brainstorm bằng 10 phút đề xuất hàng loạt các ý tưởng “tồi”. Bạn có thể đảm nhận vị trí “tiên phong”, hãy mạnh dạn chia sẻ những ý tưởng không tốt với mọi người. Điều này sẽ giúp hình thành một không gian cởi mở và thoải mái hơn.

Một khi bạn dành thời gian chia sẻ những ý tưởng không tốt và tạo nên sự vui vẻ trong buổi brainstorm. Bạn có thể tái tập trung một cách hiệu quả vào ý tưởng chính của buổi brainstorm. Hãy ghi nhớ rằng, một ý tưởng không mấy hoàn hảo sẽ khơi mào và định hướng cho các sáng kiến tuyệt vời xuất hiện trong buổi brainstorm.

2. “Phá vỡ” và “xây dựng” ý tưởng

Bạn muốn có nhiều ý tưởng hơn số lượng hiện có? Hãy chuyển hóa “số ít” thành “số nhiều” qua cách “phá vỡ” và “tái xây dựng” chúng. Nếu bạn đang bắt đầu với một chủ đề quá chung chung, hãy cố gắng phá vỡ nó thành từng phần nhỏ và chi tiết hơn. Sau đó, nhìn nhận nó để đề xuất ra những ý tưởng khác. Hoặc có thể thực hiện trái ngược với cách thức này, xây dựng một ý tưởng cụ thể hơn để nó “bao trùm” một quan điểm khái quát hơn.

Một trong những phương pháp để “phá vỡ” hoặc “xây dựng” ý tưởng chính là để mọi người viết ra 2-3 ý tưởng của riêng họ lên các mẩu giấy. Sau đó, trao đổi các mảnh giấy của các thành viên trong nhóm với nhau và phát triển dựa trên các ý tưởng sẵn có của đồng nghiệp. Bạn có thể luân phiên trao đổi các mẩu giấy này nhiều lần, và bắt đầu tranh luận dựa trên các ý tưởng mới được đề xuất.

3. Chơi đùa với con chữ (word game)

Word game tạo ra tác động mạnh mẽ để “gỡ bỏ” bạn khỏi mindset truyền thống. Lối suy nghĩ này khiến bạn chỉ đề xuất những ý tưởng chung chung, không độc đáo. Nếu bạn đang cố gắng thoát khỏi nó, hãy thử áp dụng một vài trò chơi vào buổi brainstorm để hình thành nên lối tư duy sáng tạo hơn.

“Word storm” là một bài tập tư duy sáng tạo khá hiệu quả. Để hình thành “word storm”, hãy viết chỉ-một-từ. Sau đó brainstorm toàn bộ các từ có liên quan nảy ra trong đầu bạn. Hãy thử nghĩ đến chức năng của từ đó, nó được sử dụng như thế nào, phép ẩn dụ có thể kết hợp với nó… Hãy để những ý tưởng đến với bạn theo “dòng chảy”, đừng cố gắng thúc ép nó hay suy nghĩ quá nhiều. Khi đã liệt kệ được một loạt các từ, hãy nhóm chúng lại thành từng nhóm có liên quan.

Bạn có thể ghi lại “word storm” trên một tờ giấy, trên bảng hoặc có thể sử dụng công cụ word storm online để tạo nên một visual map (bản đồ trực quan) – Chúng ta có thể lưu trữ, xuất nó ra và gửi đến cho mọi người sau buổi brainstorm.

Mind-mapping là một công cụ hữu hiệu giúp hình dung các thuật ngữ, ý tưởng có liên quan. Hãy tạo sơ đồ bắt đầu với một ý tưởng nằm ở vị trí trung tâm. Sau đó tiếp tục phân ra các tiểu chủ đề nhỏ hơn. Tương tự như “word storm”, chúng ta cũng có thể vẽ mind map trên giấy, trên bảng hoặc sử dụng công cụ khác như ứng dụng MindNote App.

Cuối cùng, một “word game” khác bạn có thể thử là tìm hiểu với những gì mà Creative Bloq gọi là “essence words”: Những từ này chứa đựng tinh thần, tính cách và thông điệp mà bạn đang cố gắng đề xuất. Ngay cả khi chúng nghe rất “điên khùng”, nhưng bạn cũng có thể nhận thấy rằng, những từ đó sẽ giúp khơi gợi cho các luồng ý tưởng khác.

4. Tạo một “mood board”

Phối hợp giữa cách sắp xếp thị giác – không gian (visual – spatial) với hình ảnh và sắc màu giúp tạo ra xúc cảm để bạn hình thành các ý tưởng tươi mới. Cách thức này cũng được chứng minh rằng sẽ cải thiện đáng kể việc gợi nhớ thông tin so với các phương pháp cổ điển.

Có rất nhiều cách hỗ trợ các ý tưởng nhờ phương pháp thị giác. Tuy nhiên, tạo ra “mood board”là một phương thức phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là khi đề xuất các branding và design concept.

“Mood board” chỉ đơn giản là một bộ sưu tập ngẫu nhiên các hình ảnh, từ ngữ và các kết cấu. Nó tập trung vào một đề tài, chủ đề hay chỉ một ý tưởng. Tương tự như mind-mapping, các thành phần thị giác của “mood board” có thể là bất kì thứ gì được phân nhánh từ một chủ đề trung tâm.

5. Chơi các improv game

Ngẫu hứng là một trong những yếu tố để sáng tạo xảy đến như một “dòng chảy”. Nghe thật ngớ ngẩn nhưng hãy luôn nhớ rằng, duy trì sự tập trung trong môi trường càng vui vẻ, nhóm của bạn sẽ càng thoải mái suy nghĩ và mạnh dạn chia sẻ với mọi người.

Corey Blake, CEO của RoundTable Companies chia sẻ rằng nhóm của ông đã có một buổi brainstorm với hàng loại improv game (tạm dịch: trò chơi cải tiến). Black nói: “Trải nghiệm đó đã khai sáng suy nghĩ của chúng tôi và tạo sự chuẩn bị sẵn sàng cho mọi người trước khi “chìm đắm” trong buổi brainstorm. Và kết quả đạt được là một buổi “lặn” rất sâu, đắm chìm trong sự khám phá, tràn ngập tiếng cười và sự thú vị. Từ đó, cải thiện khả năng sáng tạo của chúng tôi.”

Khi nhóm của bạn có thể thư giãn và thỉnh thoảng cùng nhau mỉm cười, năng lực sáng tạo của bạn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

6. Hãy “vẽ nguệch ngoạc” (Doodle)

Bạn có biết rằng việc “vẽ nguệch ngoạc” có thể giúp thúc đẩy creative insight, gia tăng độ chú ý và giải phóng trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn.

Sunni Brown, tác giả của The Doodle Revolution (tạm dịch: Cuộc cách mạng vẽ nguệch ngoạc) đã viết rằng: “Khi não bộ bắt đầu với việc tương tác cùng ngôn ngữ thị giác, bạn sẽ đạt được sự tiếp cận với cơ quan thần kinh mà việc dùng ngôn ngữ thông thường không thể đạt được.”

Dù cho nhiều buổi brainstorm đều dựa trên hành động nói và đọc. Nhưng sử dụng phương pháp Doodle sẽ giúp mọi người thoát khỏi mindset truyền thống và những suy nghĩ quen thuộc.

Bạn nên làm gì với Doodle? Đây là 2 quan điểm từ cuốn sách của Brown:

  • Dùng một sự vật và chia nó thành từng phần thật nhỏ. Ví dụ như khi bắt đầu với “con chó” bạn có thể vẽ các bộ phận như chân, đuôi, cổ… Hãy nghĩ đến về tất cả các yếu tố của đối tượng và môi trường mà đối tượng đó được chứa đựng. Nó sẽ cho phép bạn nhìn nhận đối tượng theo hướng nhìn mới lạ.
  • Hãy dùng 2 sự vật không liên quan, chẳng hạn như con voi và cây kem. Hãy vẽ chúng với tính chất của đối tượng còn lại. Giống như việc vẽ vỏ kem ốc quế hình thân cây hay những chiếc lá đang tan chảy. Brown đã dùng kỹ thuật này để giúp các phóng viên có những cái nhìn từ nhiều góc độ độc đáo.

7. Thay đổi môi trường diễn ra buổi brainstorm

Chuyển đổi môi trường không chỉ là một thay đổi thú vị mà nó còn có những ảnh hưởng đáng kể đến cách não bộ hoạt động. Các nhà nghiên cứu thần kinh học tin rằng, môi trường đa dạng có thể thúc đẩy tốc độ mà não bộ sản sinh và kết nối các tế bào thần kinh. Điều nãy có nghĩa rằng, địa điểm mà bạn tiến hành buổi brainstorm có tác độc đến ý tưởng mà mọi người đưa ra.

Hãy thử tổ chức buổi brainstorm ở căn phòng không thường dùng cho việc họp hành. Nếu bạn không thể tìm được căn phòng khác, hãy thử thay đổi hình thức của căn phòng. Chẳng hạn như việc sắp xếp lại bàn ghế, di chuyển các bức ảnh… Một ý tưởng khác là hãy để nhóm của bạn đứng dậy và đi lại trong phòng khi brainstorm. Nó sẽ kích thích “dòng chảy sáng tạo” của mọi người.

8. Đừng mời quá nhiều người tham gia brainstorm

CEO của Amazon, Jeff Bezos có một quy tắc áp dụng cho các buổi brainstorm là số lượng thành viên tham dự đừng nhiều hơn số người có thể ăn hết 2 cái Pizza.

2 chiếc bánh Pizza sẽ thường được ăn một cách thoải mái với 6-10 người. Nhưng nếu hơn số lượng đó, mọi người có thể sẽ ăn không no. Điều này ám chỉ rằng, số lượng thành viên tham gia brainstorm quá đông sẽ khiến buổi brainstorm không hiểu quả.

Qui mô buổi brainstorm nhỏ sẽ giúp mọi người có cơ hội tiếp xúc hiệu quả với ý tưởng của những người còn lại. Một nhóm ít hơn 10 người vẫn có thể tạo nên và bồi đắp ý tưởng cho nhau mà không bị “quá sức” hay mất định hướng giữa các thành viên trong nhóm.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here