10 tiêu chí & công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO đầy đủ nhất

0
177

Kiểm tra bài viết chuẩn SEO là điều luôn xuất hiện trong những bài viết content. Đây là một yêu cầu cơ bản nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc SEO web và cần được thực hiện một cách chính xác từng yếu tố nhỏ. Vậy vì sao cần phải kiểm tra bài viết chuẩn SEO? Công dụng của bước kiểm tra này để làm gì? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

I. Vì sao cần phải kiểm tra bài viết chuẩn SEO?

Kiểm tra bài viết chuẩn seo là công việc mà ai cũng làm nếu muốn trang web hoặc bài viết của mình được lên top tìm kiếm của Google. Để có thể thực hiện được điều này, việc SEO web là lựa chọn tốt nhất. Nhưng để việc SEO web diễn ra tối ưu thì trước hết cần phải có những bài viết chuẩn SEO. Vì vậy đối với mỗi bài content, việc check bài viết chuẩn SEO là yêu cầu cơ bản cần phải thực hiện.

Thực tế thì khi đăng bài lên web và tối ưu SEO, SEOer cần phải thực hiện thêm nhiều thao tác khác. Tuy nhiên yếu tố chuẩn SEO của bài content vẫn chiếm một phần rất lớn trong việc chấm điểm SEO. Thế cho nên thao tác kiểm tra bài viết chuẩn SEO luôn cần phải được thực hiện kỹ càng.

II. Công dụng của việc check bài viết chuẩn SEO

Việc kiểm tra bài viết chuẩn SEO sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích. Các lợi ích đó bao gồm:

1. Kết quả SEO tốt hơn

Đối với một trang web, việc được lên top đầu tìm kiếm của Google mang lại rất nhiều lợi ích. Để có thể lên top đầu thì cần điểm SEO phải cao. Lúc này bài viết chuẩn SEO sẽ là nền móng để việc SEO web được thành công. Khi việc SEO web đã hoàn thành, lưu lượng người ra vào trang web sẽ tăng, trang web của bạn sẽ được nhiều người biết tới.

2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Khi trang web của bạn đã trở nên phổ biến thì sẽ có nhiều người ra vào. Với những thông tin hữu ích trong bài viết, người đọc sẽ thường xuyên ra vào web và dần tin tưởng vào các sản phẩm của bạn. Đây chính là lúc bạn có thể kinh doanh để sinh lợi. Hoặc một cách khác để sinh lời khi trang web trở nên phổ biến đó là quảng cáo. Bạn có thể nhận quảng cáo cho các nhãn hàng, thương hiệu hoặc trang web khác.

3. Tăng ROI của trang web

Để xây dựng một trang web, bạn chắc chắn phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Nếu trang web của bạn lên top thì sẽ có rất nhiều cách để bạn hoàn vốn từ web đó. Bài viết chuẩn SEO sẽ là lựa chọn ổn định và bền vững nhất. Nếu thực hiện SEO đúng cách thì gần như chắc chắn trang web sẽ lên top. Khi đó thì việc hoàn vốn hay thậm chí là sinh lời chỉ là sớm hay muộn. Vì vậy tỉ lệ hoàn vốn khi sử dụng bài content chuẩn SEO là rất cao.

III. Như thế nào là một bài viết chuẩn SEO?

Một bài viết chuẩn SEO về cơ bản thì phải đáp ứng được yêu cầu của người đọc và Google.

  • Đối với người đọc, bài viết phải được cung cấp những thông tin bổ ích và chính xác. Nội dung lúc này sẽ đóng vai trò quan trọng để khiến người đọc muốn xem bài viết của bạn.
  • Đối với Google, để đáp ứng yêu cầu chấm điểm SEO cần phải đáp ứng chủ yếu là phần trình bày. Các tiêu chí như hình ảnh, text, link, từ khóa,… sẽ có những nguyên tắc cụ thể.

IV. Tiêu chí và công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO

Bạn đã biết thế nào là bài viết chuẩn SEO và công dụng của việc kiểm tra bài SEO. Vậy làm cách nào để kiểm tra bài viết có chuẩn SEO hay không? Thực tế có rất nhiều các trang web, phần mềm hay công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO. Tuy nhiên về nguyên tắc, bạn có thể tự mình kiểm tra mức độ chuẩn SEO của bài viết dựa vào những yếu tố sau:

1. Bài viết thỏa mãn ý định tìm kiếm

Khách hàng chỉ lên mạng tìm kiếm một bài viết, một nội dung nào đó khi có nhu cầu. Vì vậy nếu muốn nhiều người thấy được bài của bạn, trước tiên bài viết phải có nội dung đáp ứng những điều mà người đọc tìm kiếm. Trong SEO hay content điều này được gọi là insight của khách hàng, tức là đứng ở góc nhìn của người đọc để xem họ muốn gì. Từ đó mới viết ra nội dung mà họ cần.

Một cách đơn giản mà các content writer hay copywriter thường làm là xem top 10. Bạn hãy gõ từ khóa vào Google, sau đó xem 10 bài viết đầu tiên có những thẻ h và nội dung nào. Những thẻ H đó chính là những nội dung nên xuất hiện trong bài viết của bạn. Hoặc nếu bạn hiểu biết về lĩnh vực, chủ đề định viết, bạn có thể biết người đọc cần gì và tự sáng tạo ra nội dung cho bài viết. Như vậy thì có thể đáp ứng về mặt nội dung cho bài viết.

2. Bài viết dễ đọc

Một yếu tố không thể thiếu đó là bài viết phải dễ đọc. Google sẽ kiểm tra xem bài viết của bạn có khiến người xem dễ đọc và dễ tiếp nhận thông tin hay không. Về phần này sẽ cần đáp ứng các yếu tố như:

  • Câu không quá dài.
  • Các định dạng chữ, text trong bài viết phù hợp.
  • Các hình ảnh được phân bố hợp lý.
  • Các thẻ h nổi bật và dễ nhìn.
  • Các ý trong bài viết có bị trùng lặp hay không.
  • Có lỗi chính tả hoặc sai cấu trúc ngữ pháp hay không.

Ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác để kiểm tra tính dễ đọc của bài viết. Thông thường việc này sẽ tùy vào mỗi người. Tốt nhất bạn nên có những tiêu chí riêng để kiểm tra tính dễ đọc của bài viết.

3. Bài viết không copy, check unique bài viết

Đối với các bài content, việc copy là tối kỵ. Tuyệt đối không được copy khi viết bài. Nếu Google phát hiện bài viết của bạn có sự trùng lặp với các bài khác, Google sẽ phạt trang web của bạn. Lúc này khả năng lên top sẽ bị giảm đáng kể. Để kiểm tra, bạn có thể dùng các công cụ, phần mềm kiểm tra bài viết chuẩn SEO để check. Thông thường độ trùng lặp yêu cầu không được vượt quá 10%.

Duplicate hay nói cách khác là trùng nội dung với bài đã viết trên mạng. Nếu trước đó đã có một bài giống với nội dung trong bài viết thì bài mới sẽ được xếp vào loại thông tin không có ích. Khi đó thì Google cũng sẽ không cho bạn lên top. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần tham khảo và nắm rõ những nội dung đã từng triển khai. Như vậy sẽ tránh được việc trùng lặp.

Công cụ check unique bài viết phổ biến mà nhiều người thường sử dụng là Small SEO Toolѕ, Copу Space,…

4. Tiêu đề

Tiêu đề chuẩn SEO cần phải đáp ứng 4 yêu cầu sau:

  • Chứa từ 55 đến 65 ký tự.
  • Có chứa từ khóa chính
  • Khiến cho người xem muốn nhấn vào đọc
  • Tiêu đề không được trùng với tiêu đề bài viết khác

Để kiểm tra tiêu đề, bạn có thể tìm kiếm bằng từ khóa, bằng cú pháp “site:URL bài viết” hoặc bằng các công cụ viết bài chuẩn SEO. Hoặc bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra Screaming Frog

5. Mô tả

Mô tả hay thẻ meta là phần dùng để miêu tả khái quát bài viết. Công cụ kiểm tra của phần mô tả tương tự như tiêu đề. Để kiểm tra yếu tố chuẩn SEO của phần này, bạn có thể copy đoạn mô tả rồi dán lên các ô tìm kiếm và search trên trình duyệt. Thông tường, phần mô tả cần phải đáp ứng những điều sau:

  • Độ dài nằm trong khoảng từ 150 đến 160 ký tự.
  • Mô tả có chứa từ khóa chính hoặc phụ
  • Từ khóa phụ không được lặp lại quá 2 lần
  • Khả năng hiển thị trên bài viết hợp lý, không bị cắt mất

6. Từ khóa và mật độ từ khóa

Từ khóa chính là yếu tố giúp cho bài viết của bạn có xuất hiện được nhiều hay không. Yêu cầu về từ khóa của các bài viết chủ yếu là sự phân bố hợp lý. Từ khóa chính phải xuất hiện ở meta, tiêu đề, đầu bài, cuối bài, các thẻ h, ảnh, URL. Mật độ từ khóa cũng phải đảm bảo số lượng chữ chiếm 2 đến 4% số lượng chữ của bài.

Bên cạnh đó còn có các từ khóa phụ cũng phải liên quan đến từ khóa chính và xem phân bố trong bài như thế nào. Một lưu ý nữa khi phân bố từ khóa đó là tránh spam quá nhiều và tránh nhồi nhét từ khóa gây gượng ép câu từ.

Công cụ kiểm tra mật độ từ khóa: Yoast SEO trên wordpress. Hoặc đơn giản hơn là Ctrl F để xem có bao nhiêu từ khóa xuất hiện.

7. URL

Đây là một thành phần Google cũng dùng để check bài viết chuẩn SEO mà nhiều người hay bỏ qua. Để tối ưu URL chuẩn SEO chỉ cần có chứa từ khóa chính, ngắn gọn và xem có cấu trúc phân tầng không. Điều này bạn có thể tự điều chỉnh rất đơn giản. Thông thường để kiểm tra URL chuẩn SEO sẽ dựa vào phương pháp thủ công để tự nhận ra.

8. Ảnh

Yêu cầu chuẩn SEO về hình ảnh đòi hỏi về mô tả ảnh, URL, dung lượng và kích thước ảnh.

Trong mô tả ảnh bao gồm tên, chú thích và ALT cần phải ngắn gọn, dễ đọc và chưa từ khóa. Ngoài ra URL của ảnh cũng phải có chứa từ khóa.

Dung lượng hình ảnh phải nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo độ nét. Ngoài ra kích thước ảnh cũng cần vừa phải. Một lưu ý là kích thước ảnh phải đáp ứng được yêu cầu xem ảnh trên máy tính lẫn điện thoại. Đối với ảnh bìa cần phải chứa thumbnail chuẩn khi chia sẻ. Để kiểm tra hình ảnh, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO như Web Developer, Screaming Frog,…

9. Links

Khái niệm link này không phải là URL(link hiển thị bài viết). Những link này là link mà bài viết sẽ dẫn người xem đến một trang web hoặc một bài viết khác. Có hai thành phần là nội link (internal link) và ngoại link (external link). Nội link sẽ là những link của các bài viết trong cùng trang web. Còn ngoại link là những link dẫn người dùng đến các bài viết của trang web khác.

Yêu cầu về link cần phải được lưu ý vì đây là một trong các yếu tố Google rất chú trọng. Bạn cần gắn link ở những vị trí và định dạng giúp người xem dễ nhận ra. Các chữ gắn link không nên quá dài và nên miêu tả nội dung mà link hướng đến. Những bài viết mà các link này hướng đến cũng cần phải là những bài viết có ích và là những trang web uy tín. Công cụ kiểm tra các link phổ biến nhất đó là SEOquake.

10. CTA (Call to Action)

Những CTA thường là những nút để người xem có thể thực hiện các hành động. Đây có thể là nút chia sẻ, nút liên lạc hoặc mua hàng,… Những nút này cần phải được sắp xếp ở vị trí dễ nhìn, nổi bật. Khi hoạt động các nút này có vận hành tốt hay không. Muốn kiểm tra các CTA thì tốt nhất bạn nên nhấn vào và trải nghiệm thử.

Bên cạnh những yếu tố trên thì còn một số các yếu tố nữa liên quan đến vấn đề kỹ thuật của trang. Đối với các vấn đề này không thể kiểm tra bằng cách thủ công thông thường mà cần dùng đến những phần mềm kiểm tra nâng cao. Một số công cụ kiểm tra CTA bạn có thể dùng đến đó là PageSpeed Insights, Google Search Console, Mobile-Friendly Test.

V. Top 10 Công cụ miễn phí chấm điểm website uy tín

Trên thị trường có rất nhiều các công cụ uy tín để chấm điểm website nhưng các công cụ này đều có cả phiên bản trả phí, tuy nhiên bản miễn phí nhanh – tiện – hữu ích mà Ori chia sẻ này cũng rất đáng thử. Đối với quan điểm của Ori Agency thì nên dùng Nibbler của Silktide nhất vì nó khá dễ dùng và phân tích cũng sâu giúp ích rấy nhiều cho SEOer:

  • https://www.seoptimer.com
  • https://website.grader.com
  • https://seositecheckup.com
  • https://www.woorank.com
  • https://www.seoworkers.com
  • https://varvy.com
  • http://nibbler.silktide.com
  • http://www.seoreviewtools.com
  • https://neilpatel.com/seo-analyzer/

Đọc thêm:

DỊCH VỤ THIẾT KẾ TỜ RƠI DU LỊCH ẤN TƯỢNG THU HÚT KHÁCH HÀNG

Xu hướng tiếp thị kỹ thuật số hàng đầu cho năm 2023 là gì?

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here