Quảng cáo trên xe buýt: Nên hay không?

0
876

Tiếp sau bài viết “Cấm quảng cáo trên xe buýt tại TP.HCM: Mười năm nhìn lại”, chúng tôi tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi của nhiều độc giả, doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty truyền thông và quảng cáo.

Theo góc nhìn của họ, quảng cáo trên xe buýt là loại hình quảng cáo rất phổ biến và đem lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như nguồn thu ngân sách.

Bà Nguyễn Thị Trang Nhung- Giám đốc Chi nhánh TP.HCM, công ty Galaxy Communications: Đáng để tìm kiếm giải pháp

Từ góc độ tài chính, quảng cáo trên xe buýt rõ ràng là một nguồn thu để hỗ trợ cho giao thông công cộâng của thành phố phát triển tốt hơn. Nguồn thu này đáng để cơ quan có trách nhiệm phải năng động, cởi mở để tìm kiếm giải pháp, thay vì đóng cửa với quảng cáo trên xe buýt trong suốt 10 năm qua.

Từ góc độ mỹ quan thành phố, những chiếc xe buýt được quảng cáo đẹp như ở Singapore, Hồng Kông… đã làm đường phố trở nên sinh động hơn rất nhiều. Tuy nhiên, thẩm mỹ quảng cáo trên xe buýt cũng sẽ là một thách thức đối với việc quản lý.

Bộ máy hành chính liên quan đến quảng cáo cũng sẽ phải được tăng cường cho đến việc cấp phép, duyệt hình thức, quản lý nguồn thu… Một điều quan trọng nữa là làm sao doanh thu đó trở thành ngân sách được sử dụng hiệu quả cho giao thông công cộng mà người dân có thể hưởng lợi từ đó.

Hệ thống, chính sách, pháp lý đã có, chỉ cần một quyết định của thành phố để nhà quảng cáo vào cuộc.

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Giám đốc Điều hành Công ty Awareness: Chuẩn bị kỹ các quy định liên quan

Quảng cáo trên xe buýt không xa lạ với các quốc gia trên thế giới, và được xem như một nét văn hóa, đến nỗi khi đi du lịch nước ngoài, đa số các hình chụp gây thích thú là chụp cảnh xe buýt với hình ảnh sinh động bắt mắt.

Tôi cho rằng, loại hình quảng cáo này nên được khuyến khích, trước hết là hiệu quả từ nguồn thu quảng cáo, đặc biệt tại Việt Nam, doanh thu quảng cáo từ mảng kinh doanh này dự báo sẽ rất lớn.

Thứ hai từ các mẫu quảng cáo nhiều màu sắc, thiết kế sáng tạo sẽ tạo ra thêm nét văn minh cho hệ thống xe buýt tại Việt Nam. Và sau cùng, rõ ràng, nguồn thu từ quảng cáo sẽ tái đầu tư vào chất lượng xe.

Đây là những gì mà nhiều nước đã làm và làm rất tốt. Điều quan tâm là trước khi triển khai quảng cáo trên xe buýt cần phải chuẩn bị kỹ các quy định liên quan đến thiết kế quảng cáo về cả thẩm mỹ lẫn độ an toàn.

Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Giám đốc Điều hành Công ty Riverorchid PR: Nên sớm triển khai

Quảng cáo trên các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là xe buýt, là một hình thức quảng bá rất thú vị và đem đến nguồn lợi lớn cho tất cả các bên tham gia. Đối với các nhãn hàng, tổ chức đặt quảng cáo, loại hình “biển quảng cáo di động” này có tính tiếp cận cao đến đông đảo người xem.

Khi đi công tác ở các nước, tôi thấy hình thức quảng cáo này rất phổ biến và thể hiện tính sáng tạo, độc đáo rất cao, từ đó mang lại hiệu quả truyền thông không nhỏ cho các nhãn hàng.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động quảng cáo, chắc chắn họ sẽ khai thác tốt kênh quảng cáo này để tăng nguồn thu, đồng thời có thể tạo ra những “tác phẩm” quảng cáo đoạt giải thưởng sáng tạo, nâng cao vị thế, uy tín của công ty.

Tại các nước khác, của tập đoàn Riverorchid cũng khai thác rất mạnh kênh quảng cáo này, gần đây nhất là quảng cáo cho gần đây nhất là quảng cáo cho Ethiopian Airlines (trên taxi ở Hồng Kông), Viso (ở Campuchia) thực hiện bởi Riverorchid Cambodia, và 2 nhãn hàng Axo, Cobra thực hiện bởi Riverorchid Myanmar.

Theo tôi, với hình thức quảng cáo này, các công ty vận tải, chủ xe có thêm nguồn thu không nhỏ để tái đầu tư phát triển, bảo trì bảo dưỡng, giúp xe sạch đẹp, văn minh và an toàn hơn.

Và đối với nhà nước thì đây là nguồn ngân sách lớn với con số ước tính là hàng trăm tỷ đồng/năm. Có thể nói, toàn thành phố đã bị thiệt thòi hơn 10 năm nay, vì vậy tôi nghĩ nên cho triển khai loại hình quảng cáo này sớm nhất có thể.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here