Tuổi Trẻ – Cảm xúc từ một tờ báo

0
872

Buổi sáng, giở trang báo Tuổi Trẻ, bên tô phở sáng nghi ngút khói, tôi liếc mắt qua các trang, và dừng lại với một bài viết của một nhân vật tôi rất ngưỡng mộ: Chị Kim Hạnh, nguyên tổng biên tập báo Tuổi Trẻ viết nhân kỷ niệm 32 năm thành lập tờ nhật báo lớn nhất nước này.

Tôi không thể nói tôi đã bật khóc khi đọc bài báo này, nhưng sự xúc động trong tôi đã đủ để tôi cảm thấy rằng mắt tôi đang ướt ướt… thật là khó tin vì đây đâu phải là một bài thơ, hay một câu chuyện thương tâm, đây chỉ là cái suy nghĩ còn đọng lại trong tâm trí của một người đã từng là nhà lãnh đạo của tờ báo. Đã cảm thấy hài lòng rằng nó đạt được những thành tựu phi thường hôm nay – chẳng phải là nhờ công lao của chính mình người từng góp công xây dựng trong vai trò TBT, hay bất cứ ai khác – mà là nhờ chính bản thân nó! Một bài viết để nói về cái cuối cùng còn lại và sẽ còn tồn tại mãi với tờ báo Tuổi Trẻ, bất kể nó sẽ ra bao nhiêu ấn phẩm nữa, bất kể ai sẽ là những người lãnh đạo tiếp theo trong tương lai thì tờ báo này vẫn mang trong nó cái được nêu trong tựa bài “Bản sắc, định mệnh của Tuổi Trẻ”. Tôi có một chút cảm xúc mạnh với bài báo, một cái rùng mình gai ốc, vì tính chất marketing vô cùng cao độ và chính tờ báo Tuổi Trẻ đã thực hành triệt để các nguyên tắc marketing để phát triển.

Việc bám sát dân và phản ánh các sự việc búc xúc nóng hổi của cuộc sống của xã hội đã là định hướng từ sớm của tờ báo. Phải chăng đây chính là “hiểu người tiêu dùng” hay “thấu hiểu bạn đọc” để phục vụ cho họ tốt hơn, từ đó dần trở thành Top of Mind và giữ họ thành Loyal Readers. Từ rất sớm tờ báo đã có định huớng lấy nhu cầu của người tiêu dùng làm kim chỉ nam cho hành động hay đã là một consumer driven bussiness. Tờ bào đã đi vào cuộc sống từ hơn 30 năm, trước khi các cụm từ “brand activation” hay “kích hoạt thương hiệu” được phổ biến ở Việt Nam. Hay văn nghệ sĩ chế độ cũ đàm luận với ban lãnh đạo tờ báo về tâm tư nguyện vọng của họ, mà không biết đồng chí bí thư thành ủy Võ Văn Kiệt, ngồi bên phòng bên lắng nghe. Ai viết sử marketing Việt Nam có thể phải ghi rằng đây là kỹ thuật tổ chức nhóm thảo luận (Focus Group Discussion) để tìm kiếm insight (sự thật ngầm hiểu) vô cùng phổ biến hiện nay, đã từng xảy ra lần đầu ở Việt Nam bởi tờ Tuổi Trẻ.

Tuy nhiên cái đáng nể nhất chính là phát hiện của tác giả rằng cái tiến trình hiểu và gắn bó với người tiêu dùng vừa nói ở trên chính là cái bản sắc của Tuổi Trẻ, là mã di truyền ADN truyền mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tác giả đã ám chỉ “cái bộ máy khổng lồ của Tuổi Trẻ vốn định hướng phục vụ thông tin cho bạn đọc trên tinh thần hiểu sâu sắc vấn đề và búc xúc của độc giả” sẽ là cái tồn tại tự nhiên trong toàn tổ chức, trong mỗi con người, trong mỗi trang mỗi chữ, trong tâm hồn của người biên tập, trong lòng người viết, của người săn tin… sẽ không bóc tách ra được và vốn nó là như vậy, hoặc nếu lấy nó ra thì Tuổi Trẻ chẳng biết mình phải làm cái gì nữa. Chúng tôi, marketing, gọi cái này là Company Value. Như hãng Boeing nếu không tìm cách thách thức các giới hạn của ngành hàng không thì nó chẳng biết phải làm gì. Thật vậy, để gánh lấy thách thức tìm cách chế ra một cái gì đó khả dĩ mang lên không trung 365 hành khách, họ tốn 10 năm với số đầu tư khổng lồ vào Boeing 747, với một rủi ro khủng khiếp phải đền mạng bằng sự phá sản nếu không thành công. Hay để có chiếc Dreamliner họ phải vượt qua một thách thức không tưởng, giảm ½ lượng xăng tiêu hao trên một hành khách xuyên đại dương! Và thách thức mới bây giờ là…. Bất kể là gì và bất kể là rủi ro gì, giá trị của Boeing là như thế, giá trị của Tuổi Trẻ là như thế. Bất kể ai đứng đầu.

Tác giả đã giải mã ADN rằng không phải vô tình mà tờ báo trở nên lớn nhất nước, mà là một quá trình dũng cảm trước mọi khó khăn gian khổ kiên trì một giá trị rồi sẽ nhận được phần thưởng thích đáng.

Về tác giả tôi biết chị đã lâu, trên tư cách là nhà báo, sau Tuổi Trẻ chị là chiến lược gia của tờ Sài Gòn Tiếp Thị, trên tư cách là một chuyên gia tiếp thị. Chị là người của những sáng kiến tiếp thị khổng lồ, của chương trình bình bầu hàng Việt Nam chất lượng cao, của các các hội chợ hàng tiêu dùng danh tiếng, của tất cả những gì xúc tiến cho hàng quốc nội… Trong chị chất nhà báo, nhà quản trị chiến lược, nhà quản lý kinh doanh, và nhà ái quốc phối hợp chặt chẽ với nhau.

Tôi chỉ biết về chị mà chưa bao giờ gặp, nhưng con người marketing trong tôi nói rằng chị là một nhân vật marketing hạng nhất.Về tác giả tôi biết chị đã lâu, trên tư cách là nhà báo, sau Tuổi Trẻ chị là chiến lược gia của tờ Sài Gòn Tiếp Thị, trên tư cách là một chuyên gia tiếp thị. Chị là người của những sáng kiến tiếp thị khổng lồ, của chương trình bình bầu hàng Việt Nam chất lượng cao, của các các hội chợ hàng tiêu dùng danh tiếng, của tất cả những gì xúc tiến cho hàng quốc nội… Trong chị chất nhà báo, nhà quản trị chiến lược, nhà quản lý kinh doanh, và nhà ái quốc phối hợp chặt chẽ với nhau.

Tôi chỉ biết về chị mà chưa bao giờ gặp, nhưng con người marketing trong tôi nói rằng chị là một nhân vật marketing hạng nhất.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here