Tìm hiểu Digital Marketing từ A đến Z

0
1110

Digital marketing là một khái niệm phổ biến trong ngành marketing. Xu hướng kèm theo sự phát triển của công nghệ khiến nó trở nên quan trọng với hiện tại cũng như tương lai. Cùng tìm hiểu Digital Marketing là gì và những kiến thức tổng hợp về Digital Marketing nhé!

Tìm hiểu Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là một hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc hình ảnh thương hiệu thông qua một hoặc nhiều phương tiện truyền thông điện tử.

Không ít người khi nhắc đến Digital Marketing thì thường nghĩ đến các kênh trực tuyến như Google Adwords, Facebook Advertising, Email Marketing. Cách nghĩ này đúng nhưng chưa đủ. “Phương tiện truyền thông” theo định nghĩa trên còn bao gồm cả các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, ti vi, radio, billboard v.v…

Như vậy, Digital Marketing sẽ gồm 2 kênh chính là: Digital Online Marketing và Digital Offline Marketing. Chi tiết cụ thể sẽ được nói đến ở phần 3. Còn bây giờ, chúng ta cùng đi tiếp vào phần tìm hiểu Digital Marketing tại sao lại trở nên phổ biến đến như vậy.

4 ưu điểm cơ bản của Digital Marketing

Khi tìm hiểu Digital Marketing, bạn không thể bỏ qua kỹ những ưu điểm mà Digital Marketing mang lại trong kinh doanh.

Có người nói, Digital Marketing xuất hiện nhằm cạnh tranh và làm lu mờ kênh marketing truyền thống. Nhưng thực tế không phải vậy. Digital Marketing ra đời nhằm làm bổ sung những mặt còn thiếu của marketing truyền thống. Nó giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn hơn khi triển khai một chiến dịch marketing.

Điều quan trọng chính là sử dụng kênh nào vừa tiết kiệm chi phí mà vừa đem lại hiệu quả tốt. Sau đây là 4 ưu điểm chính giúp Digital Marketing có lợi thế hơn so với marketing truyền thống.

1. Tiết kiệm chi phí

Có thể những kênh marketing quen thuộc như tổ chức, tham gia sự kiện – hội chợ; quảng cá trên truyền hình tivi, báo chí… thường được các doanh nghiệp áp dụng. Nhưng đi kèm theo đó là một mức chi phí rất lớn.

Nếu bạn là một doanh nghiệp vừa và nhỏ thì Digital Marketing sẽ giúp bạn quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng với chi phí thấp hơn.

2. Tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng

Lại lấy ví dụ ở trên. Sản phẩm của bạn là đồng hồ thời trang cho đối tượng khách hàng là giới trẻ từ 18 đến 22 tuổi. Nhưng hình thức quảng cáo qua báo in, ti vi hay bảng billboard ở ngoài trời sẽ không thể đo lường chính xác rằng, liệu quảng cáo có đến đúng đối tượng khách hàng không.

Nhưng với Digital Marketing thì khác. Bạn có thể tiếp cận và đo lường chính xác tới đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Bằng những thông tin mà người dùng để lại trên Internet như: cookies, IP, thông tin cá nhân cung cấp cho Facebook, Google, địa lý, thiết bị sử dụng v.v.. các kênh quảng cáo trực tuyến sẽ giúp bạn tiếp cận đến đúng đối tượng khách hàng.

3. Đo được kết quả trong thời gian thực tế

Nếu bạn quảng cáo trên truyền hình hay phát tờ rơi thì rất khó để đo lường kết quả trong thời gian thực tế. Nhưng Digital Marketing lại làm được điều này.

Bằng những công cụ như Google Analytics, Facebook Ads, bạn có thể phân tích dữ liệu, đo lường kết quả để xem hiệu suất của chiến dịch marketing trong thời gian qua như thế nào.

4. Tương tác với khách hàng dễ dàng hơn

Người dùng ngày càng có xu hướng lên mạng để tìm hiểu các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà mình quan tâm. Bằng các kênh online marketing, họ có thể bình luận, nhắn tin trực tuyến với nhà cung cấp trước khi quyết định trải nghiệm một sản phẩm nào đó. Như vậy, thông qua Digital Marketing, doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng dễ dàng hơn.

Tìm hiểu Digital Marketing là gì?

Phân loại Digital Marketing

Như đã nói ở trên, Digital Marketing gồm hai kênh chính là Digital Online Marketing và Digital Offline Marketing.

1. Digital Online Marketing bao gồm những gì?

SEM (Search Engine Marketing)

SEM là tiếp thị trên công cụ tìm kiếm thông qua website. Nó đóng vai trò tiếp cận và thu hút khách hàng trực tiếp khi họ thực hiện hành vi tìm kiếm trên Internet (thông qua Bing, Goolge, Yahoo, ở Việt Nam thì phổ biến nhất là Google).

Trong SEM bao gồm 2 kênh chính là SEO và PPC.

SEO hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nhằm làm tăng thứ hạng của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm như Google. SEO sẽ bao gồm các phương pháp như tối ưu hóa website thông qua thiết kế và nội dung, xây dựng backlink để liên kết các trang khác, tăng độ uy tín cho website mình v.v..

PPC là hình thức quảng cáo trả phí trên Google. Google sẽ cho phép website của bạn xuất hiện ở vị trí nổi bật trong trang kết quả tìm kiếm mỗi khi có khách hàng thực hiện hành vi truy vấn. Mỗi một lượt click vào sẽ tính phí cho nhà quảng cáo. Đây là hình thức quảng cáo hiệu quả nhưng cũng tốn nhiều chi phí duy trì trong thời gian dài.

Content Marketing

Khi tìm hiểu Digital Marketing bạn không thể bỏ qua công cụ này. Sử dụng nội dung để thu hút và tạo sự chú ý của khách hàng tiềm năng chính là vai trò của content marketing. Người dùng ngày nay có xu hướng tìm hiểu thông tin đem lại giá trị hoặc giải quyết vấn đề của họ

Nắm bắt được nhu cầu này, content marketing ra đời nhằm tạo ra các nội dung liên quan đến những gì bạn bán và kết nối với vấn đề, nhu cầu của khách hàng để họ biết đến thương hiệu bạn, cảm thấy thích bạn và trở nên đủ tin tưởng để thực hiện giao dịch với công ty bạn.

Social Media Marketing

Social Media Marketing có thể hiểu đơn giản là tiếp thị thông quan mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, Pinterest, Twitter, Google+… Mục đích của nó là nhằm phát triển hình ảnh thương hiệu, tạo ra nhiều tương tác với người dùng, thúc đẩy họ mua hàng thông qua các kênh mạng xã hội.

Social Media Marketing đang trở nên phổ biến là vì số lượng người dùng sử dụng các kênh này đang ngày càng tăng cao đột biến. Chỉ tính riêng Facebook thôi mà có lên đến hơn 750 triệu thành viên. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp nhảy vào khai thác và “vun trồng” cây trái.

Email Marketing

Như tên gọi, email marketing là hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua email. Kênh này sẽ tiếp cận trực tiếp đến tệp khách hàng cụ thể bằng các thông tin có ích, các chương trình khuyến mãi, quà tặng tri ân khách hàng.

Mục đích của email marketing nhằm xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, khiến họ trở nên tin dùng dịch vụ, sản phẩm của bạn. Đồng thời thông qua kênh này, bạn có thể thực hiện các cuộc khảo sát, lấy ý kiến khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing hay còn gọi là tiếp thị liên kết. Các nhà cung cấp sẽ thông qua kênh quảng bá của các đối tác kiếm tiền bằng blog, website, fanpage để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng. Theo đó, nhà cung cấp sẽ trả tiền hoa hồng cho đối tác nếu có khách mua hàng.

Đây cũng chính là phương pháp kiếm tiền online phổ biến trên mạng hiện này. Nó làm tăng thu nhập thụ động cũng như uy tín cho các đối tác kiếm tiền nếu họ giới thiệu cho mọi người các sản phẩm chất lượng.

2. Digital Offline Marketing bao gồm những gì?

Quảng cáo trên truyền hình

Quảng cáo truyền hình hay còn gọi là Television Marketing. Đây là hình thức quảng cáo phổ biến cả trong quá khức lẫn hiện tại và tương lai. Vì vẫn còn nhiều người, đặc biệt ở khu vực nông thôn xem truyền hình nhiều giờ trong ngày.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình quảng cáo này là rất tốn kém chi phí. Nên chỉ các doanh nghiệp lớn mới “chịu chơi” nhưng bù lại, hiệu quả xây dựng thương hiệu tăng cao.

Enhanced Offline Marketing

Đây là hình ảnh quảng cáo ngoại tuyến nhưng được hỗ trợ đắc lực bởi thiết bị điện tử. Ví dụ đơn giản nhất cho bạn dễ hiểu là khi bạn vào bệnh viện hoặc siêu thị, hẳn bạn sẽ thấy nhiều màn hình điện tử quay các đoạn quảng cáo giới thiệu sản phẩm.

Chắc chắn bạn sẽ thấy thích thú và giết thời gian dễ hơn là nhìn những tấm biển quảng cáo nhàm chán, thiếu sinh động. Bạn sẽ thấy 3 loại Enhanced Offline Marketing phổ biến nhất là bảng quảng cáo điện tử như ví dụ trên, trình diễn sản phẩm kỹ thuật số và mẫu sản phẩm số.

Marketing qua điện thoại

Đây cũng là hình thức quảng bá phổ biến hiện nay. Nó cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin của khách hàng như thời gian, vị trí, thói quen, thông tin cá nhân nhằm tạo ra các ý tưởng để thực hiện chiến dịch thúc đẩy hàng hóa, dịch vụ.

Có thể kể đến một số loại marketing qua điện thoại như SMS, MMS, PSMS, WAP v.v..

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here