Mã nguồn mở là gì? 5 loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất 2023

0
368

Mã nguồn mở là một khái niệm phổ biến thường được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế website. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu xây dựng website nhưng vẫn còn nhiều điều về mã nguồn mở chưa rõ thì hãy tham khảo ngay bài viết đến từ Wiki sau đây.

Bài viết sẽ giải thích cho bạn biết mã nguồn mở là gì? Những ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng mã nguồn mở cũng như giới thiệu đến bạn một số mã nguồn mở được dùng nhiều nhất hiện nay.

Cùng tìm hiểu bài viết Mã nguồn mở là gì? 5 loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất 2023 ngay luôn nhé!

Mã nguồn mở là gì?

Hiểu một cách đơn giản, mã nguồn mở (Open Source) là những phần mềm mà code của chúng được công khai cho tất cả mọi người cùng biết. Bất kỳ ai cũng đều có quyền được tải xuống, chỉnh sửa mà không tốn thêm chi phí nào.

Ma-nguon-mo
Khái niệm mã nguồn mở

Mục đích của mã nguồn mở là để các lập trình viên có thể sử dụng, đồng thời sáng tạo nên những bộ mã code mới, sau đó chia sẻ cho cộng đồng để mọi người có thể tham khảo và cập nhật thêm nhiều kiến thức mới.

Đôi khi bạn sẽ bắt gặp được những khái niệm, thuật ngữ kỹ thuật có chứa từ “mở” nhưng đừng nhầm lẫn mà nghĩ chúng có nhiều điểm chung.

Thực chất, từ “mở” ở đây không liên quan gì đến khía cạnh kỹ thuật, lập trình mà là một vấn đề liên quan đến pháp lý. Nghĩa là, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng cho mục đích thương mại mà không cần trả tiền bản quyền hay gặp phải vấn đề như quyền sở hữu tác giả.

Ưu điểm và nhược điểm của mã nguồn mở

Ưu điểm

Tiết kiệm thời gian, chi phí

Mã nguồn mở là những phần mềm hoàn toàn miễn phí và được lập trình sẵn code trước. Vậy nên, khi sử dụng mã nguồn mở, bạn không cần phải trả chi phí bản quyền cũng như tốn thời gian để thực hiện lập trình ngay từ đầu.

Dễ dàng quản trị

Mã nguồn mở được ưa chuộng và đánh giá cao bởi độ dễ sử dụng. Với các nhà chuyên môn, họ có thể tùy ý cho phần nào được hoạt động và phần nào không.

Đặc biệt, về khía cạnh người dùng, dù cho không có kinh nghiệm đi chăng nữa thì với vô số lợi ích được hưởng từ phần mềm, họ cũng có thể hiểu được cách thao tác chỉ sau một vài lần tiếp xúc.

Gia tăng khả năng sáng tạo

Nhờ được thiết kế theo dạng “mở” nên bạn có thể điều chỉnh, thêm bớt dựa theo tư duy sáng tạo của mình. Thông qua việc cải tiến, phát triển các mã nguồn mở, bạn có thể tạo ra được nhiều phần mềm hữu ích, có chất lượng tốt với độ hoàn thiện cao hơn.

Có thể nói, đây chính là một sản phẩm giúp cho các lập trình viên có thể thỏa sức sáng tạo, thử nghiệm những ý tưởng mới của mình mà không phải tốn thêm nhiều chi phí.

Khả năng bảo mật cao

Tuy là “mở” ai cũng có thể sử dụng được nhưng các mã nguồn mở lại được nhận xét là có khả năng bảo mật cao. Lý do chính đó là mã nguồn mở có sự tham gia, đóng góp rất lớn từ cộng đồng lập trình viên trên khắp thế giới.

Với việc không ngừng được kiểm tra, sửa lỗi, cập nhật, cải tiến các tính năng,… một cách liên tục, mã nguồn mở đang ngày càng trở nên tốt hơn.

Bao-mat-ma-nguon-mo
Bảo mật mã nguồn mở

Mỗi khi có sự thay đổi nào đó trong các phần mềm mã nguồn mở, chẳng hạn như thêm bớt tính năng, các yếu tố về khía cạnh an toàn bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu.

Một hiểu lầm thường thấy là mã nguồn mở có nhiều lỗ hổng bảo mật, dễ bị hacker xâm chiếm. Thực chất, đợi đến lúc hacker tìm ra được lỗ hổng bảo mật của mã nguồn mở thì các lập trình viên trong cộng đồng đã tìm ra được nhiều cách để đối phó với chúng.

Tính ổn định

So với các mã nguồn đóng, độc quyền, mã nguồn mở lại được các chuyên gia khuyên dùng để hỗ trợ cho các dự án quan trọng, có tính lâu dài.

Tuy nhiên, có một điều kiện tiên quyết đó là tổ chức, doanh nghiệp đó phải sở hữu đội ngũ lập trình viên có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Nhược điểm

Tốc độ chậm

Các phần mềm mã nguồn mở sẽ có tốc độ chậm hơn so với mã nguồn đóng. Để lý giải điều này là do bên trong mã nguồn mở có nhiều đoạn code bị dư thừa khiến website bị nặng, tốc độ tải trang không được nhanh.

Khó khăn khi sửa chữa, nâng cấp

Mã nguồn mở là phần mềm được viết bởi những lập trình viên nước ngoài. Vậy nên, bạn không thể nắm rõ được toàn bộ chi tiết trong đó.

Ngoài ra, đối với mã nguồn mở, bạn có thể chỉnh sửa, sáng tạo nhưng hầu như không thể nâng cấp nếu không có sự can thiệp của bên cung cấp mã nguồn đó.

Thiếu tính độc quyền

Mã nguồn mở vốn là những phần mềm được rất nhiều người tải xuống, sử dụng. Do đó, bạn dường như luôn có thể bắt gặp được những kiểu dáng, mẫu mã, bố cục trình bày,… có phần tương tự nhau ở nhiều nơi.

Đọc thêm:

Đo lường, đánh giá hoạt động Digital Marketing và các câu hỏi thường gặp

Dịch vụ xây dựng thương hiệu cho các công ty khởi nghiệp ở Hà Nội

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here