5 Quan điểm quản trị Marketing thời đại số

0
5073

Cùng xem xét 5 quan điểm quản trị Marketing với những trọng tâm chú ý của nhà quản trị và định hướng kinh doanh khác nhau. Các nhà quản trị phải thay đổi tư duy quản trị theo hướng quan điểm marketing như thế nào?

Quan điểm định hướng sản xuất

Trong quan điểm này, doanh nghiệp quan niệm hoạt động sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp. Các nhà quản trị cho rằng sản xuất được sản phẩm với khối lượng lớn giá bán ra rẻ thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ mua. Vì thế họ quan tâm đến quản lý khâu sản xuất, tìm mọi cách để hoàn thiện công nghệ, chuyên môn và hợp lý hóa lao động. Tất cả nhằm đạt năng suất cao nhất có thể.

chien luoc marketing

Nội dung chính của quan điểm này là sản phẩm sẽ tự bán và vì vậy quan tâm chính của doanh nghiệp là sản xuất chứ không phải marketing.

Nhiều nhà quản trị nước ta hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi quan điểm trọng sản xuất này. Thời buổi hiện nay, nếu chỉ chú trọng vào sản xuất, là không đủ. Đây là quan điểm thiển cận về marketing.

Quan điểm quản trị marketing định hướng sản phẩm

Nhiều nhà quản trị cho rằng sản phẩm có chất lượng tốt thì họ sẽ thành công. Sản phẩm tuyệt vời thì người tiêu dùng sẽ tự tìm đến mua, doanh nghiệp không phải làm gì cả.

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm là cần thiết để cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là yếu tố giúp doanh nghiệp thành công ở một số điều kiện thị trường nhất định.

Nếu chỉ chú ý vào chất lượng sản phẩm của mình thì doanh nghiệp dễ rơi phải tật “cận thị” về marketing do định nghĩa thị trường của họ quá hẹp, chỉ trong một thị trường sản phẩm cụ thể. Khi thị trường thay đổi, sản phẩm của họ sẽ bị đào thải và được thay thế bởi sản phẩm tân tiến hơn. 

Như vậy sai lầm của quan điểm này cũng là chưa hiểu đầy đủ về nhu cầu thị trường và những khả năng thỏa mãn nhu cầu đó. Công nghệ chưa chắc giải quyết được mọi vấn đề của doanh nghiệp. 

Quan điểm quản trị marketing định hướng bán hàng

Doanh nghiệp tập trung nỗ lực quản trị vào khâu tiêu thụ và tìm mọi cách để bán hàng. Họ cho rằng chỉ cần có thủ thuật và kỹ năng bán hàng tốt thì có thể bán bất kỳ cái gì cho bất kỳ ai. Các nhà quản trị lúc này tập trung vào việc tổ chức hoàn thiện lực lượng bán, tổ chức các hoạt động xúc tiến bán…

các câu mời khách mua hàng

Quan điểm này rõ ràng chỉ giúp cho doanh nghiệp thành công trong điều kiện sản phẩm của họ khó bị thay thế. 

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang áp dụng mù quáng quan điểm này nên gặp khó khăn trong việc thích ứng với những biến đổi lớn của thị trường. Đáng tiếc hơn nữa, nhiều người còn hiểu lầm, coi marketing là bán hàng, là quảng cáo, tệ hơn là giới thiệu hàng..

Quan điểm quản trị marketing hiện đại 

Nhà quản trị cho rằng điều kiện cơ bản để đạt được những mục tiêu kinh doanh là họ phải xác định được những nhu cầu và mong muốn của thị trường; tập hợp khách hàng mục tiêu và đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cũng như mong muốn đó bằng những phương thức hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc làm thỏa mãn nhu cầu của các nhóm khách hàng mục tiêu.

Doanh nghiệp phải định hướng theo khách hàng. Tập trung hiểu biết đầy đủ và liên tục về khách hàng nhằm tạo ra giá trị mà họ mong muốn.

Hoạt động kinh doanh phải nhắm vào thị trường mục tiêu cụ thể tức là các nhóm khách hàng cụ thể, chứ không phải thị trường nói chung. 

Doanh nghiệp phải định hướng cạnh tranh trên thị trường. Tức là phát triển chiến lược và biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu tốt hơn đối thủ cạnh tranh. 

Doanh nghiệp phải phối hợp được các chức năng quản trị của doanh nghiệp. Sử dụng tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo nên giá trị cho khách hàng mục tiêu

Quan điểm marketing coi trọng lợi ích xã hội

Theo quan điểm này, nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định đúng đắn những nhu cầu, mong muốn, lợi ích của các thị trường mục tiêu. Trên cơ sở đó thỏa mãn nhu cầu và mong muốn tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Đồng thời phải thỏa mãn cả lợi ích của toàn xã hội nói chung. 

quan điểm quản trị marketing

Green Marketing và gắn nhãn sinh thái cho sản phẩm dịch vụ là xu hướng đang rất được quan tâm trên thế giới. Green Marketing bao gồm việc doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, kể cả hoạt động quảng cáo…nhằm đáp ứng nhu cầu “xanh” của người tiêu dùng và xã hội. 

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here