Pr Là Gì ? Sự Khác Biệt Giữa Pr Và Quảng Cáo

0
1226

Chúng ta thấy thuật ngữ PR rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, trên báo chí, các phương tiện truyền thông… Vậy PR là gì? Đâu là sự khác biệt giữa Pr và Quảng Cáo?

Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Wiki Marketing để hiểu rõ hơn nhé !

Pr Là Gì ?

Hình ảnh của công ty chiếm tới hơn 60% giá trị của công ty hiện nay. Khi có rủi ro hoặc hình ảnh của công ty bị phá vỡ, nó ảnh hướng đến toàn bộ sự tồn tại của công ty đó. Do đó, một trong những hoạt động quan trọng của mỗi công ty hiện nay đó là đầu tư vào hoạt động PR. Vậy PR là gì? 


PR là viết tắt của cụm từ Public Relation (Tạm dịch là quan hệ công chúng). Theo định nghĩa của PRSA: “Quan hệ công chúng là một quá trình giao tiếp chiến lược, xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa các tổ chức và công chúng của họ”.
  • “tổ chức” ở đây có thể là cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, một nghề nghiệp, một dịch vụ công cộng hoặc một cơ quan liên quan đến sức khỏe, văn hóa, giáo dục… Nói chung là bất cứ công ty, cơ quan lớn hay nhỏ.

  • “công chúng” là đối tượng quan trọng đối với tổ chức. Công chúng có thể là khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, nhân viên và quản lý, nhà đầu tư, chính quyền, các nhà cung cấp…

Về bản chất, quan hệ công chúng là sự ảnh hưởng, tham gia và xây dựng một mối quan hệ với các bên liên quan trên nhiều phương diện để định hình khung nhận thức của công chúng về một tổ chức nào đó.
 

Đừng hiểu nhầm PR là quảng cáo

“Quảng cáo là gió, PR là mặt trời”, nghe qua câu này bạn cũng đã hình dung được phần nào sự khác biệt giữa quảng cáo và PR rồi chứ?

6 yếu tố chính giúp bạn có thể hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa PR và quảng cáo:

  • Đối tượng

 Quảng cáo chỉ nhắm đến khách hàng mục tiêu trong khi PR thường nhắm đến cộng đồng. Ví dụ như sản phẩm sữa dành cho trẻ con nhưng khi PR lại hướng đến đối tượng là các bà mẹ, cộng đồng và gia đình.

  • Phương tiện truyền thông

 Quảng cáo thường sử dụng những phương tiện truyền thông như online, print hay TV… trong khi PR có thể sử dụng các phương tiện truyền thông trên kèm theo đó là các loại hình sự kiện.

  • Vai trò

  Đối với quảng cáo đó là tăng sự nhận biết. Khi đọc một quảng cáo, thứ khiến chúng ta nhớ nhiều nhất chính là ‘Brand’ trong khi PR cung cấp nhiều thông tin hơn, giúp khách hàng có cơ hội “hiểu” được sản phẩm hơn. Vậy nên có thể nói quảng cáo giúp khách hàng tăng sự nhận biết trong khi PR làm cho khách hàng “hiểu”.

  • Cách thể hiện

   Quảng cáo là bề nổi trong khi PR là bề chìm, có thể hiểu một cách sâu sắc hơn nếu quảng cáo là bề mặt của một tảng băng thì PR chính là bề chìm bên dưới của tảng băng đó. Do đó, khi thực hiện một tiến trình PR bạn sẽ có vô số thông tin để khai thác hơn là quảng cáo.

  • Thời điểm

    PR thường được sử dụng trong giai đoạn mà khách hàng chưa biết gì về sản phẩm vì hoạt động PR hỗ trợ cung cấp kiến thức cho khách hàng tiềm năng về sản phẩm hay dịch vụ. Và khi khách hàng cần nhận biết về sản phẩm nhiều hơn đây là lúc quảng cáo được sử dụng. Vì vậy có thể nói, về thời điểm quảng cáo thường được dùng trong giai đoạn tăng nhận biết trong khi PR luôn đi trước nhưng về sau. Ngoài ra khi muốn khách hàng có hiểu biết rộng hơn và dẫn đến hành vi mua hàng, cần sử dụng quảng cáo và PR như hai công cụ chen lẫn vào nhau và bổ sung cho nhau nhiều hơn là tách biệt nhau hoàn toàn.

Cuối cùng, khi liên quan đến khủng hoảng, quảng cáo không được sử dụng trong khi PR chính là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp xử lí khủng hoảng.

Vì PR chính là công cụ nói lên tiếng nói của doanh nghiệp và tiếng nói của khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp đó. Nên nhớ khi khủng hoảng xảy ra, thứ khách hàng cần là thông tin chứ không phải là một quảng cáo.

Nói như vậy, PR hữu hiệu hơn quảng cáo?

Câu trả lời còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Nhưng có thể thấy được dù PR và quảng cáo là khác nhau nhưng chúng lại hỗ trợ cho nhau, và những người làm truyền thông mới chính là những người giúp cho hai công cụ này đan xen vào nhau một cách hiệu quả nhất và mang lại tác dụng tốt nhất trong một chi phí hợp lí.

5/5 - (1 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here