Nội Dung Chính
Marketing Du Kích: Châm Ngòi Đại Chiến
Động thái của hai hãng đối địch
Ngay từ đầu những năm 1920, Coca-Cola đã bắt đầu chú trọng đến quảng cáo, xây dựng hình ảnh thương hiệu. Họ liên tiếp mời những nhân vật nổi tiếng xuất hiện trong các đoạn quảng cáo và gây được tiếng vang lớn. Đến năm 1929, CocaCola đã tràn ngập khắp nước Mỹ và lợi nhuận ào ạt chảy vào túi công ty này.
Trong khi đó, trải qua 2 lần phá sản và chuyển nhượng. Pepsi vẫn không thể vực dậy được cho đến khi họ dùng đến phương sách cuối cùng. Đóng Pepsi trong chai 10 ounce và bán với giá 5 xu để cạnh tranh với chai CocaCola 6 ounce, có giá 10 xu. Chính quyết định quan trọng này đã giúp doanh số bán hàng của Pepsi tăng gấp đôi, gấp 3 lần.
Marketing du kích trên mặt trận trực tiếp
Trước tình thế đó, Coca-Cola đã nghĩ ngay đến việc chuyển sang phương tiện quảng bá mới thông qua radio. Tuy nhiên đáng tiếc, Pepsi đã nhanh tay hơn khi ra mắt đoạn nhạc quảng cáo đầu tiên dài 15 giây trên radio. Đoạn quảng cáo thực sự rất được yêu thích vì không chỉ xuất hiện trên đài. Nó còn được phát tại những máy bán hàng tự động.
Sau đó, nước Mỹ bước vào thế chiến thứ 2 gây ảnh hưởng không nhỏ đến cả Coca-Cola và Pepsi. Lúc này, dù Pepso đã giành giật được một lượng lớn khách hàng trung thành của Coca-Cola và xây dựng được thương hiệu nhất địn. Nhưng Pepsi vẫn cay cú vơi vị thế là kẻ số 2 sau CocaCola.
Bước ngoặt của Pepsi
Trong những năm 2000, dưới sự dẫn dắt của Steven Reinemund – người từng có kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại Pizza Hut. Pepsi đã có những bước chuyển mình lịch sử.
Steven nhận ra rằng, công ty của ông không thể hay ít nhất là chưa thể đuổi kịp Coca-Cola trong lĩnh vực nước giải khát. Chính vì vậy, giải pháp mà ông đưa ra đó là chuyển đổi cơ cấu sản phẩm và tìm kiếm thị phần trong những sản phẩm mới.
Và kết quả của suy nghĩ này là việc ông quyết định mua lại tập đoàn Quaker Oats. Không chỉ tiết kiệm được khoảng 400 triệu USD chi phí điều hành mỗi năm. Thương vụ này còn giúp Pepsi mở rộng thị phần, tăng doanh thu kỷ lục, đẩy giá cổ phiếu công ty tăng 10%. Trong khi đó, CocaCola giảm 14%.
Kể từ đó cho đến nay, chiến lược đánh chiếm thị phần các sản phẩm mới ngoài nước giải khát của Pepsi vẫn được cho là thông minh. Nhất là khi thời gian gần đây do lo ngại béo phì, lượng tiêu thụ nước ngọt có ga đã giảm. Bánh snack đã đóng góp tới 39% vào tổng doanh thu của Pepsi.
Marketing du kích: Chạy đua quảng cáo
Trong cuộc đua quảng cáo truyền hình, Pepsi luôn đứng trong top 5 tên tuổi hàng đầu, còn Coca Cola chỉ xếp hàng thứ 8.
Pepsi không ngại bỏ tiền thuê những ngôi sao điện ảnh, thể thao và những người nổi tiếng.
Các quảng cáo của Pepsi thường xoay quanh chủ đề chọn lựa của các ngôi sao giữa Pepsi và Coca. Mà Pepsi luôn được lựa chọn, với slogan: “Sự chọn lựa của thế hệ mới”.
Công chúa nhạc pop Britney Spears. Những siêu cầu thủ bóng đá quốc tế như Veron, Raul, Beckham, Petit, Rivaldo. Đều lần lượt trở thành đại diện quảng cáo của Pepsi.
Coca-Cola cũng không hề kém cạnh. Năm 1895, lãnh đạo Coca-Cola tập trung vào việc đưa hình ảnh của công ty xuất hiện nhiều nhất có thể. Đồng thời trên các phương tiện đại chúng và các biển quảng cáo. Coca-Cola xuất hiện với tần suất nhiều chưa từng có. Nếu như trong năm đầu tiên thực hiện chiến dịch, họ chỉ bán được trên 30.000 lít CocaCola. Thì chưa đến 30 năm sau cả tập đoàn đã tiêu thụ được trên 70 triệu lít.
Chưa có hồi kết cho những pha marketing du kích
Coca-Cola cũng chiếm thế thượng phong hơn khi là thương hiệu phổ biến thứ hai thế giới. Chỉ sau biểu tượng “OK”. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ đồ uống. Mỗi giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola.
Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới. Có thể được nhận ra bởi phần lớn dân số thế giới.
Đến tận bây giờ, người ta vẫn thấy Coca-Cola và Pepsi kèn cựa nhau quyết liệt trong từng chiến dịch quảng cáo, marketing du kích hay ra mắt các sản phẩm, thiết kế mới.