Làm sao để doanh nghiệp Việt Nam đến gần hơn với thị trường quốc tế?

0
655

Tại Việt Nam, các công ty vừa và nhỏ (SMEs) chiếm gần 97% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc. Từ khi có mặt tại Việt Nam vào năm 1994, UPS đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển và thích ứng được với giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động.

Lấy ví dụ An Việt Long, một công ty chuyên sản xuất các thành phần mô hình trực thăng điều khiển từ xa cao cấp, khởi đầu với chỉ 10 nhân viên và hoạt động trong một văn phòng 100 mét vuông giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh năng động. Khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa, với sự trợ giúp của mạng lưới UPS toàn cầu cùng các danh mục sản phẩm và giải pháp công nghệ đa dạng, công ty dần phát triển vững vàng, đồng thời giành được sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng. Đến nay, An Việt Long đã phát triển quy mô lên đến hơn 300 nhân viên, nhà máy sản xuất rộng 6.000 mét vuông và xuất khẩu mô hình trực thăng đến nhiều thị trường trên toàn cầu. An Việt Long chính là minh chứng rõ ràng cho việc một công ty địa phương khởi đầu khiêm tốn vẫn có thể mang giấc mộng phát triển và đạt được thành công tầm cỡ thế giới chỉ trong một thời gian ngắn.

Câu chuyện trên chỉ là một trong hàng ngàn những ví dụ về thành công mà trong đó, UPS đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường cơ hội phát triển trên quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với hai triển vọng giao thương quan trọng bao gồm Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN (AEC),Việt Nam và những quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai gần, sẽ chuyển mình sang một giai đoạn kinh tế mới. AEC dự định sẽ được thành lập vào cuối năm 2015 trong khi đàm phán TPP cũng đang đi đến hồi kết. Mặc dù tầm nhìn có điểm khác biệt, nhưng cả hai triển vọng kinh tế đều nhắm đến mở rộng tự do trong giao thương giữa các nước thành viên.

Cả hai triển vọng trên đều nằm trong mục tiêu đẩy mạnh tự do giao thương trong khu vực Châu Á và trên khắp thế giới. Với những thay đổi này, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ nhận thấy những thị trường từng được đánh giá có nhiều khó khăn trong xuất khẩu trở nên thu hút đầu tư hơn nhờ vào các điều kiện giao thương được cải thiện. Đây chính là lúc một nhà cung ứng dịch vụ logistics trọn gói (3PL) như UPS có thể hỗ trợ các doanh nghiệp.

Khi nói đến cạnh tranh, người ta thường quy về vấn đề giá cả. Nhưng thực tế hiện nay, với sự gia nhập của các quốc gia như Campuchia và Myanmar vào thị trường khu vực, các sản phẩm giá thấp đã không còn là ưu thế riêng của Việt Nam. Mặc dù giá thành sản xuất vẫn là một yếu tố quan trọng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam vẫn cần tìm kiếm những ưu điểm khác biệt để có thể cạnh tranh hiệu quả khi các rào cản giao thương đang dần được hạ xuống.

Đã có nhiều minh chứng cho thấy chất lượng dịch vụ mới là yếu tố tạo nên khách hàng trung thành và duy trì hoạt động doanh nghiệp, và là một trong những điểm khác biệt vượt trội của các công ty xuất khẩu.

Vì lý do đó, những mối quan tâm như các cải tiến trong sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng theo kịp đòi hỏi của khách hàng đều trở nên quan trọng. Tuy nhiên, đã có nhiều minh chứng cho thấy chất lượng dịch vụ mới là yếu tố tạo nên khách hàng trung thành và duy trì hoạt động doanh nghiệp, và là một trong những điểm khác biệt vượt trội của các công ty xuất khẩu.

UPS dành thời gian thảo luận cùng khách hàng để tìm hiểu từng chuỗi cung ứng riêng biệt. Kết quả của quá trình này cho phép chuyên gia của chúng tôi phát triển những chiến lược cung cấp các giải pháp logistics toàn diện,. Hoạt động tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, khả năng liên kết mạng lưới rộng khắp, với các sản phẩm và công nghệ dẫn đầu, UPS đảm bảo hàng hóa của khách hàng đến đúng địa điểm cần thiết, kịp thời gian và an toàn tuyệt đối.

Trong nhiều trường hợp, sử dụng dịch vụ trọn gói 3PL còn là một điểm cộng cho các doanh nghiệp xuất khẩu bởi tính minh bạch cao. Lấy ví dụ như UPS Quantum View® Manage cho phép doanh nghiệp truy cập qua máy tính hoặc điện thoại di động để theo dõi thông tin hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn có thể sử dụng UPS Quantum View® Notify để chủ động thiết lập các báo cáo tình trạng vận chuyển và thông báo đến nơi cho người nhận, bảo đảm khách hàng của doanh nghiệp luôn được cập nhật tình hình trong khi doanh nghiệp đang bận rộn với việc kinh doanh của mình.

Cam kết bảo đảm ngày giờ và địa điểm chuyển phát, cũng như cung cấp bảo hiểm trên giá trị thực của món hàng chính là những ưu thế lớn – nhất là khi thực hiện giao dịch trong khu vực châu Á, nơi được đánh giá là quy trình xuất nhập khẩu có nhiều điểm không thống nhất.

Khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải tuân thủ những yêu cầu và tiêu chuẩn của các quốc gia nhập khẩuvới nhiều quy định và tiêu chuẩn hoàn toàn khác biệt với Việt Nam. Thêm vào đó, ngay cả khi vận chuyển trong cùng một khu vực, mức độ phát triển của công nghệ và trình độ công nghiệp xuất nhập khẩu cũng rất khác nhau. Chẳng hạn như, có sự khác biệt đáng kể giữa xuất khẩu hàng hóa đến Singapore, nơi mà nhiều quy trình kê khai được thực hiện hoàn toàn bằng điện tử, trong khi xuất khẩu đến Indonesia, nơi hầu hết các quy trình được thực hiện thủ công. Những yếu tố này có thể tác động mạnh đến thủ tục hải quan, dẫn đến trì trệ thời gian vận chuyển.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thủ tục – nơi vai trò của dịch vụ 3PL được thực hiện. Một đối tác logistics tốt sẽ đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp ngay tại thời điểm ban đầu về những yêu cầu nhập khẩu cần thiết của từng quốc gia, cùng với các rào cản nào mà sản phẩm của doanh nghiệp có thể phải đối mặt. Hơn nữa, nhiều tập đoàn logistics toàn cầu sở hữu những công nghệ và các quy trình khép kín, nhằm vượt qua những bất cập tại thị trường địa phương, cho phép doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn.

Ví dụ với dịch vụ Customs Brokerage của UPS, chúng tôi xử lí điện tử các thủ tục hải quan ngay khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển, và sử dụng những dịch vụ môi giới chuyên nghiệp để giải quyết những vấn đề phức tạp trong quy trình nhập khẩu tại các thị trường khác nhau. Trên phạm vi toàn cầu, UPS vận chuyển hàng trăm ngàn gói hàng quốc tế mỗi ngày, và nhờ vào dịch vụ Customs Brokerage, hầu hết tất cả hàng hóa đều được thông quan ngay khi đến.

Dù áp dụng hiệp định TPP, tham gia AEC hay bất cứ triển vọng giao thương nào khác, một điều chắc chắn là những mong muốn mở rộng giao thương trong và ngoài khu vực là có thật, và sẽ đem đến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam những cơ hội chưa từng có trước đây. Nhưng như thế không có nghĩa là hiện tại không có cơ hội nào. Với mạng lưới tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, và hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, UPS có khả năng xác định những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải và cung cấp những lựa chọn xuất nhập khẩu khả thi nhất.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here