Nội Dung Chính
Bài viết nhân dịp kỷ niệm 2-9-2015 có trích đăng trên DDDN thời báo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Kinh tế biển là một trong các chiến lược trọng tâm phát triển đất nước trong bối cảnh vừa Hội nhập vừa cạnh tranh với ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, New Zealand là các quốc gia có tiềm năng và có nền kinh tế biển phát triển mạnh trong khu vực.
Việt Nam cũng cần xác định rõ SWOT của mình. Bài viết này tiếp tục đóng góp cho Thương hiệu Biển và Kinh tế Biển quốc gia, dù chưa đầy đủ và toàn diện nhưng cũng là một đóng góp nhỏ cho những độc giả quan tâm.
Nhận diện Tiềm năng Kinh tế biển
Đã có nhiều phân tích đánh giá về tiềm năng kinh tế biển Việt Nam, không chỉ trong những năm gần đây mà đó là một quá trình lịch sử phát triển lâu dài. Từ thời Đông Sơn và những con đường tơ lụa trên biển xa xưa (với cảng thị Cattigara) cho đến những bằng chứng lịch sử thời cận đại.
Bằng một nhận định khái quát, tiềm năng kinh tế biển Việt Nam hội đủ hầu hết những lợi thế của quốc gia mạnh về biển, đó là: vị thế vận tải quốc tế; vị thế chiến lược quốc phòng; sản phẩm hải sản và thực phẩm biển; dầu mỏ và tài nguyên năng lượng; vị thế biển liên kết với lục địa trong vùng kinh tế tăng trưởng cao… những tiềm năng này tự nó đã có sức thu hút to lớn với các thế lực kinh tế quốc tế; cho nên dù muốn hay không, Việt Nam cần phải có một chiến lược tích cực, không thể thụ động, trong việc ứng phó với Kinh tế Biển Đảo. Hay nói cụ thể hơn phải đi trước một bước chứ không thể đi chậm và dừng lại. Hơn nữa đó phải là một chiến lược khôn ngoan ‘tạo Thế ắt có Lực’. Quan điểm đúng hay sai trên thế giới ngày nay rất tương đối, nếu chúng ta dừng lại bảo vệ cái đúng của một thời quá khứ cũng không thể lôi kéo được sự đồng thuận của thế giới vì bối cảnh và thang giá trị đã thay đổi.
Thương hiệu Kinh tế Biển Đảo Việt Nam
Với sự tham gia đồng hành với chiến lược thương hiệu biển đảo từ những năm đầu tiên, chúng tôi nhận thấy vẫn còn những khả năng khai thác và xây dựng thương hiệu chư được tận dụng. Cụ thể như việc gắn nhãn khi đã hoàn tất cơ bản về địa danh Trường Sa và Hoàng Sa là địa danh hành chính cấp huyện cho 2 tỉnh thành Khánh Hoà và Đà Nẵng, cần phải xác lập những quyết sách thương hiệu địa danh và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hàng hoá, sản phẩm dịch vụ và sản phẩm ý tưởng (1). Các hoạt động kinh tế và quốc phòng cũng cần gắn kết với các phong trào cộng đồng để đạt hiệu quả truyền thông và lan toả trách nhiệm công dân. Đơn vị hành chính Hoàng Sa và Trường Sa cần thiết phải xây dựng các quy chế sử dụng và khai thác tên nhãn hiệu cho cộng đồng, các hình thức chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu chung.
Kinh tế Thương hiệu gần đây thực sự đóng vai trò rõ rệt trong chiến lược giá trị mềm mà Việt Nam có rất nhiều lợi thế với góc nhìn này. Cần làm rõ lịch sử & di sản của nền văn hoá Việt Nam hơn 4500 năm mà trong đó yếu tố Proto-Viet là di sản rõ ràng nhất về mặt khoa học trong sự phát triển hướng biển. Dân tộc Việt có một truyền thuyết và niềm tin mạnh mẽ về nguồn gốc Lạc Long Quân & Âu Cơ với mã gien của 50% là cư dân biển lâu đời của Châu Á. Đó cũng chính là nguồn gốc thương hiệu Biển của người Việt và Việt Nam ngày nay.
Chiến lược Thế Ba chân (Du lịch – Hải sản – Dầu khí)
Đúc kết sau các tham luận hội thảo kinh tế & thương hiệu biển trong những năm qua, chuyên gia nhận định có thể xác lập chiến lược ‘thế ba chân’ với quan điểm truyền thống là ‘có Thế ắt có Lực’. Trong thế này thì (!) Du lịch phải đi trước một nhịp so với 2 ngành kia vốn là kinh tế truyền thống và đậm chất vật thể (materialistic economy) trong khi đó bản chất của du lịch là phi vật chất và thiên về giá trị mềm hay uyển chuyển (elasticity). Sự phát triển kinh tế biển đảo dựa trên du lịch rất có thể mang lại những tiềm năng và thế chiến lược trong bối cảnh xoay trục và hợp tác nội vùng.
Mức độ kinh tế công nghiệp có tỷ trọng giảm theo 3 nấc đối với a) thai khái dầu khí b) đánh bắt hải sản và c) du lịch biển đảo. Theo đó sự cạnh tranh va chạm cũng giảm theo và giá trị mềm sẽ tăng theo cùng tỷ lệ. Trong phân tích này chúng tôi không bàn đến ‘vận tải và hậu cần; đại dương vì nó được thai khác với một tư thế quốc tế trong đó cũng có nhiều diễn biến tích cực và VN cần phải phát triển mạnh mẽ nắm bắt cơ hội chung.
Học hỏi các cường quốc biển trong chuỗi giá trị Hải sản và Tài nguyên
Những bài học xúc tích tích nhất có thể đúc kế từ các cường quốc biển bao gồm. Một là, khai thác tài nguyên và hải sản có điều tiết mà cụ thể là Việt Nam chưa có những quy định về kích cỡ dòng cá biển theo chủng loại, thời gian và sản lượng quy định theo năm như các nước, có thể dẫn đến cạn kiệt. Hai là, chưa nâng cao giá trị tài nguyên biển, cụ thế nhất là chưa có dây chuyền khai thác và chế biến đóng gói liên hoàn cho cá biển dẫn đến giảm cấp khi mang vào đất liền. Ba là, các chính sách hỗ trợ, nhất là về vốn tín dụng, công nghệ và quản lý chưa thật sự lan toả xuống từng địa phương, và bản thân địa phương lại rất thụ động. Bốn là, chưa đẩy mạnh xúc tiến thương mại và nghiên cứu phát triển R&D cụ thể nhất là còn thiếu những nỗ lực nghiên cứu và tiếp cận thị trường đối với các dòng hải sản giá trị cao, so với Nhật Bản và Taiwan tỷ lệ thâm canh nuối hải sản trên biển Việt Nam còn thấp và chất lượng chưa đồng đề. Năm là, Hậu cần vận tải biển chưa chủ động và liên kết với chuỗi giá trị quốc tế của hải sản.
Năm điểm yếu trên đây cũng là 5 hướng cơ hội để doanh nghiệp phát triển. Đồng thời chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng cần được tranh bị những kiến thức kinh tế, kỹ thuật, quản trị và marketing chuyên nghiệp. Giữa năm ngoái tập đoàn Đức Khải tuyên bố đầu tư hàng trăm tàu đánh bắt Cá Ngừ, nhưng chiến lược có vẻ còn rất rời rạc và chưa thấy rõ những động thái nào khả thi của Đức Khải trong các chuỗi giá trị liên quan.
Du lịch Biển Đảo – Chiến lược Mềm
Với tâm lý còn thiếu tự tin với chủ quyền lịch sử, dường như những nỗ lực phát triển du lịch biển đảo còn phát triển rất chậm và chưa đáp ứng tiềm năng và chiến lược phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu và tình cảm của khách hàng, của công dân và anh chị em người Việt ở nước ngoài. Đây là một chiến lược mang tính dân sự thuần túy và rất cần được phát triển vì nó đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau. Trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN, du lịch biển đảo cần phải được tất cả các thành viên tham gia và du lịch trên biển Đông (hay cách gọi biển Đông Nam Á) là một hoạt động dân sự chính đáng, tự thân nó sẽ nhận được sự đảm đảm an ninh của cộng đồng quốc tế.
Cùng với Phú Quốc hiện đang thu hút đầu tư với những chính sách cởi mở. Tại Bình Thuận, đảo Phú Quý với nhiều tiềm năng du lịch thiên nhiên đẹp và quyến rũ. Có lẽ cũng là nơi thu hút đầu tư du lịch với những chính sách cỏi mở về dịch vụ (như Casino) và có chọn lọc đối tượng (theo quốc gia). Đảo Lý Sơn, với hình ảnh đẹp đã lan toả trong những năm gần đây đã thu hút rất nhiều sự chú ý của những nhà doanh nghiệp có tâm huyết, và theo đó chúng tôi cũng được biết những chiến lược kinh doanh gắn liền với các giá trị sản phẩm của nơi này, kết hợp giữa du lịch hiện tại, sản vật địa phương và những tiềm năng hướng biển khác.
Theo kinh nghiệm riêng của chuyên gia, Du lịch luôn là một biên giới phát triển mang tính tiên phong và khả năng mở rộng ranh giới chủ quyền giá trị mềm trong bối cảnh kinh tế của thế kỷ 21 rất cần được nghiên cứu thêm. Trong chiến lược kinh tế biển đảo, thì du lịch nhất định đóng vai trò tiên phong, với những lý do cần được phân tích sâu. Chỉ riêng một trục tam giác Tp. HCM – Singapore – Manila mà các hãng lữ hành biển như Star Cruises triển khai phối hợp với sự bảo vệ an ninh hàng hải giữa nội khối ASEAN cũng là một giải pháp chính đáng thuần tuý dân sự và kinh tế vùng.
Biển đảo và tâm thức Việt
Theo truyền thuyết người Việt mang 2 nét văn hoá nguồn được hình tượng hoá bởi Lạc Long Quân và Âu Cơ. Nhánh đi về phiá biển (cha Rồng) và nhánh đi về núi (mẹ Tiên). Quan sát xã hội chúng ta cũng không khó nhận thấy có 2 dòng tâm thức về khuynh hướng di chuyển (Núi và Biển, Bắc và Nam) sự phân chia – phát triển – hội tụ xảy ra như một chu kỳ vòng lặp theo thời gian, xảy ra nhiều lần để tồn tại như dáng hình bở biển chữ S tròn đầy… Đó là di sản là tâm thức là tâm linh của dòng Hùng Việt mà chúng ta cần nhận thức, để ứng xử và để phát triển chiến lược biển… và theo dòng chảy này Việt Nam luôn phải gắn với bờ biển, gắn với biển đảo. Từ con đường tơ lụa trên biển, những chiến thuyền xuôi nam, dòng chảy dù ép buộc hay chủ động, đều là di sản mà chúng ta phải biết phát huy, như là chỉ dấu của sự trường tồn.
Một nhận thức khác cũng cần thay đổi đó là cần xem mặt trận kinh tế và dân sự du lịch đi trước một bước sẽ mềm hoá các mối quan hệ hay tranh chấp đa chiều trên không gian biển Đông. Nhận thức này dựa trên thứ nhất là bản chất ‘mềm’ của ranh giới biển; thứ hai là văn hoá giao thương của thế kỷ 21 với nhiều thang giá trị mới và khác hơn thời gian trước; thứ ba là ‘khi tạo được thế thị ắt sẽ có lực’ và đó là điều mà chúng ta đang có được./.