[Hài hước] Góc nhìn Marketing từ câu chuyện về tranh luận

0
1184

Khi nhìn vào tiêu đề bài viết này, có thể bạn sẽ nghĩ “marketing” và “tranh luận” thì liên quan đếch gì tới nhau? Tôi thì lại nghĩ chúng ta nên hứng thú từ góc nhìn này, và cứ bỏ ra ít phút, bài viết này có thể có hoặc không mang lại cho bạn bất kỳ giá trị nào…

Thế giới mà mỗi người nhìn thấy là khác nhau…

Xưa kia có một người hót phân, một người bổ củi và một người ăn xin gặp nhau, 3 người không có việc gì nên ngồi tán gẫu. Người ăn xin nói: “Nếu là hoàng đế thì các anh sẽ làm gì?”.

Người hót phân nói: “Nếu tôi làm hoàng đế, tôi sẽ lệnh tất cả phân ở phố này đều quy về tôi, ai mà đến hót thì tôi sẽ sai quan quân đến bắt ngay”.

Người bổ củi nói: “Nếu tôi làm hoàng đế, tôi sẽ đi đánh một cái búa bằng vàng, hàng ngày dùng búa vàng này bổ củi”.

Cuối cùng người ăn xin nói: “Nếu tôi làm hoàng đế, tôi sẽ không làm gì cả, ngày ngày ngồi bên bếp lửa ăn khoai lang nướng”.

Điều gì sẽ xảy ra nếu 3 bọn họ tranh luận xem: Điều gì là đáng làm hơn khi được làm hoàng đế? 

Giống như bạn thấy một hòn đá quý, khi bạn kinh ngạc trước vẻ đẹp của nó thì người khác đang suy nghĩ nó có thể bán được bao nhiêu tiền. Mỗi chúng ta đều nhìn nhận thế giới khác nhau.

Điều này nghe có vẻ chẳng liên quan, bởi vì mỗi chiến dịch marketing đều xác định rõ đối tượng hướng tới là gì? Khoan đã, như vậy có phải ta đã bỏ qua một lượng lớn khách hàng mà bạn cho rằng “không thuộc đối tượng” của chiến dịch hay không?

Khi còn nhỏ bạn đã nghe câu nói này bao giờ chưa? : “Không tranh bánh mỳ mà tranh khẩu khí”, xem ra con người ta chính là tranh nhau cái khẩu khí chứ chẳng ham hố gì miếng bánh mỳ.

Đúng vậy, điều này có nghĩa khi chạy một chiến dịch marketing, bạn phần lớn chỉ mang cho khách hàng “cảm giác sở hữu sản phẩm, dịch vụ” của bạn. Ý tôi muốn nói, chúng ta có thể nhắm tới rất nhiều “tâng lớp” khách hàng bằng cách làm mới chiến dịch marketing cho sản phẩm.

Thay vì tìm kiếm khách hàng tiềm năng, sao ta lại không chiều lòng tất cả mọi người, bằng cách mang tới những giá trị mà mỗi phân khúc mà bọn họ cần có, muốn có. Tất nhiên, “việc làm hài lòng” tất cả mọi người vẫn hay bị gọi là ngu ngốc. Những hãy nhìn khái niệm này dưới góc độ vĩ mô nhé. 

Trong ví dụ trên, có phải cả 3 người hót phân, bổ củi, ăn xin đều muốn cái cảm giác “được làm hoàng đế” không? Ví dụ tôi đang cung cấp sản phẩm là “hoàng đế”. Theo góc nhìn của bạn, có thể họ không thuộc “tệp” khách hàng của bạn. 

Còn với tôi, sản phẩm “hoàng đế” của tôi có thể được chia ra làm 3 chiến dịch cho 3 đối tượng này. 

Chiến dịch 1: Tập trung vào giá trị “phân” có được khi sở hữu sản phẩm “hoàng đế”

Chiến dịch 2: Tập trung vào giá trị “rìu vàng” có được khi sở hữu sản phẩm “hoàng đế”

Chiến dịch 3: Tập trung vào giá trị “khoai lang nướng” có được khi sở hữu sản phẩm “hoàng đế”

Vậy chẳng phải tôi đã đưa được sản phẩm của mình tới cả những đối tượng mà đáng lẽ ra không thuộc đối tượng khách hàng nhắm tới hay sao?

Bài học ở đây là, hãy có gắng tìm kiếm tất cả những gì có ở sản phẩm của bạn, và cung cấp nó tới càng nhiều đối tượng càng tốt. Đừng bao giờ giới hạn cho tệp khách hàng của một chiến dịch marketing. Cũng đừng bao giờ cố tìm ra điểm chung của họ để nhắm vào…

Marketing giỏi, chính là khơi gợi được nhu cầu của những người vốn chẳng có nhu cầu, và bán được sản phẩm, dịch vụ cho những người vốn chẳng muốn mua…

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here