Nội Dung Chính
Bài học thương hiệu thứ nhất: Starbucks là kẻ đến sau vĩ đại
Vào đầu những năm 1990, Starbucks đã có mặt trên hầu hết các thành phố lớn của Mỹ. Bắt nguồn từ cảm hứng cafe espresso của Italy, ông đã tạo nên một thương hiệu cafe với chất lượng tuyệt hảo và trên hết. Một phong cách thưởng thức cafe mà trước đó người Mỹ chưa bao giờ được biêt tới. Trước đó người Mỹ chỉ biết đến cafe là một thức “uống” chứ không phải để “thưởng thức” như loại Espresso mà Starbucks giới thiệu.
Bắt chước thành công vang dội này của Starbucks, rất rất nhiều đối thủ cạnh tranh đã nhảy vào cuộc nhưng tất cả đều thất bại. Đơn giản, Starbucks là người đầu tiên tạo ra một phong cách thưởng thức cà phê mới (trong xây dựng thương hiệu gọi là “phạm vi tham chiếu” hay “frame of references”). Trong tiềm thức của khách hàng, khó có thương hiệu đi sau nào có thể thay thế.
Starbucks đâu phải là thương hiệu cà phê đầu tiên có mặt trên thị trường đâu. Nhưng “Nàng tiên cá” là kẻ “đến sau vĩ đại” vì đã thôi miên được sự đam mê của hàng triệu khách hàng. Không chỉ tại nước Mỹ, mà trên nhiều ngõ ngách của cả những nước thứ ba.
Bài học thương hiệu thứ hai: Đam mê và sáng tạo tạo nên khác biệt
Thời gian đầu mới ra mắt, Starbucks thu hút khách hàng bằng cách cung cấp một loại cà phê espresso với chất lượng vượt trội. Starbucks chỉ thu mua loại cà phê arabia tốt nhất, bí quyết rang cà phê độc đáo kết hợp pha cà phê với hơi sữa. Người Mỹ chưa bao giờ được thưởng thức một loại cà phê nào tuyệt như vậy!
Một trong những bí quyết để khác biệt hóa thương hiệu là trở thành người sở hữu một thuộc tính nổi bật của sản phẩm. Starbucks đã có được điều này nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây. Có lẽ Starbucks chưa chắc có được vị thế như hiện nay.
Nói đến Starbucks khách hàng không chỉ biết đến đó là loại cà phê tuyệt hảo, họ nghĩ ngay đến ba chữ “nơi thứ ba”. “Nhà” và “văn phòng làm việc” là nơi “thứ nhất” và “thứ hai”. Đó mới là điều đáng giá nhất. Theo thời gian, đối thủ có thể đuổi kịp Starbucks về chất lượng nhưng mãi mãi họ không thể lấy đi ba chữ “nơi thứ ba” mà Starbuck đã sở hữu. Bài học trong xây dựng thương hiệu: hãy là thương hiệu đầu tiên trong tâm trí của khách hàng.
Và trên hết, bài học thương hiệu cuối cùng là “dốc hết trái tim” vì khách hàng
Thương hiệu cũng như con người xung quanh chúng ta. Bạn có thể giao tiếp với rất nhiều người nhưng chỉ “thích” một nhóm người và “yêu” một hoặc một vài người.
Đặc biệt chỉ “bồ kết” một hoặc một vài thương hiệu mà thôi. Nhiều người đến với Starbucks không hẳn vì cốc cà phê espresso tuyệt hảo. Họ đến để thưởng thức một lifestyle mà họ thấy cực kỳ gần gũi. Nên nhớ rằng Starbucks hầu như không chi tiền cho quảng cáo nhưng thương hiệu này có sức lan tỏa cực lớn tại bất cứ nơi đâu nó đặt chân đến.
Theo triết lý của Stabucks, mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu truyền cảm hứng cho khách hàng.
Chỉ xin dẫn chứng một ví dụ: kể cả lúc giá hạt cà phê tăng gần 200% năm 1994. Starbucks vẫn kiên quyết không tăng giá và chất lượng cafe Starbucks từ ngày đầu thành lập đến nay luôn là những cốc cà phê thơm ngon nhất có thể.
Nhiều người trong số chúng ta đã hoàn toàn bị chinh phục vì triết lý bài học thương hiệu của người sáng lập ra Starbucks: cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim.
Không chỉ bán cà phê, thương hiệu Stabucks còn “bán” sự đam mê cho khách hàng. Và đó là bài học thương hiệu tuyệt vời nhất.