Tại sao lãnh đạo ở các agency Châu Á lại được bổ nhiệm thêm vị trí khác?

0
681

Việc các lãnh đạo tại nhiều agency tại Châu Á đảm nhiệm thêm nhiều vai trò mới đang gia tăng, sự thay đổi này là bởi lí do chi phí hay là sự chọn lựa?

Tháng 12 năm ngoái, Jarek Ziebinski đã được bổ nhiệm trở thành CEO của Publicis One, một công ty mới dựa theo kế hoạch tái cấu trúc của Publicis Groupe. Đồng thời ông Jarek vẫn giữ vị trí Chủ tịch và CEO của Leo Burnett khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Tương tự là trường hợp của ông Paul Health, Chủ tịch và CEO của Ogilvy & Mather Châu Á. Ông đảm đương thêm trách nhiệm tại tập đoàn này với vai trò là Giám đốc phát triển kinh doanh toàn cầu. Trong khi đó, ông Charles Cadell đảm nhận thêmvai trò Giám đốc Đại diện kiêm Chủ tịch và CEO của McCann Worldgroup Japan trong khi vẫn là Chủ tịch của tập đoàn tại Châu Á.

Trên đây chỉ là 3 ví dụ về một xu hướng đang phát triển tại các agency Châu Á: Một nhân sự cấp cao phụ trách thêm vai trò kép. Điều này đặt ra câu hỏi là liệu vai trò lãnh đạo khu vực hiện nay phải chăng là một điều xa xỉ mà các agency không còn cần đến?

Ông Alan Couldrey, CEO của Brand Union Châu Á, năm ngoái đã phụ trách hai vị trí khi được bổ nhiệm trở thành Chief Talent Officer cho Ogilvy & Mather khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào tháng 1 năm 2015. Ông không nghĩ vai trò lãnh đạo khu vực là một vị trí xa xỉ, chỉ là trong một vài trường hợp, vị trí đó đôi khi không cần thiết.

Ông Couldrey nói: “Gần đây tôi ít đảm nhiệm vai trò lãnh đạo toàn thời gian tại Brand Union hơn vì công ty đã trở nên mạnh hơn, điều này cho phép tôi có thể nhận thêm trách nhiệm nữa cho Ogilvy. Vị trí tại Ogilvy phát triển thêm, nhiệm vụ của tôi tại Brand Union cũng không hề giảm đi, nhưng tôi có một đội ngũ mạnh hỗ trợ.”

Ông Couldrey giải thích rằng về khía cạnh phát triển sự nghiệp, vai trò lãnh đạo kép giúp ông cân bằng và nhìn xa hơn, ưu điểm là ông có thể kết hợp 2 vai trò quản lý lại với nhau để làm cả hai vị trí trở nên thú vị và có tính thử thách. Không phải lúc nào cũng vậy, nhưng đó có lẽ là một cách sử dụng hiệu quả các nhân sự cấp cao.

Ông Tom Doctoroff, CEO của JWT APAC, cũng đang phụ trách thị trường Trung Quốc, tin rằng vai trò lãnh đạo khu vực thật sự vẫn rất quan trọng bởi vì nó gắn kết mạng lưới lại với nhau, nó là chìa khóa mở ra tầm nhìn và cung cấp những công cụ đòn bẩy để xây dựng một cấu trúc liên kết xuyên quốc gia.

Ông Doctoroff nói: “Cấu trúc phức tạp sẽ tạo nhiều thử thách trách nhiệm cho các vị trí lãnh đạo và hệ thống agency của họ. Mỗi nhân sự cho vị trí lãnh đạo khu vực cần được chọn từ những công ty đang cộng tác với client hiện tại ở nhiều quốc gia, hoặc đã có kinh nghiệm quản lý tại một quốc gia có đóng góp lớn.”

Đảm nhiệm những vị trí đa chức danh cũng là vấn đề nhân sự, là phải chọn những nhân sự giỏi nhất vào đúng vị trí khi cần thiết. Bà Priya Bala, Giám đốc khu vực của Asia-based font, là chuyên gia tuyển dụng trong lãnh vực digital, marketing và quảng cáo sáng tạo cho biết, trong trường hợp này, một trong số các nhiệm vụ sẽ là tham gia vào quá trình thực thi, các nhiệm vụ khác sẽ là giám sát và hướng dẫn. Bà Bala cho biết thêm, đó sẽ là thảm họa nếu vị trí đa nhiệm yêu cầu vị lãnh đạo phải tập trung 110% khả năng vào tất cả công việc.

Bà Bala nói: “Đó là vấn đề đặt một người hiểu rõ việc kinh doanh, cấu trúc, nhân sự, các thách thức và văn hóa của công ty vào vai trò khác để điều phối hoạt động tốt nhất và thúc đẩy phát triển. Nó khác với việc thuê nhân sự bên ngoài vào, họ sẽ phải tìm hiểu mọi thứ trước khi có thể mang lại kết quả mong muốn.”

Bà Bala tin rằng khái nhiệm ‘vị trí đa nhiệm’ cũng là vấn đề của agency khi có thể phát triển một team nội bộ mới và mạnh mẽ giúp những nhân sự nào đã sẵn sàng và chuẩn bị đảm nhiệm các vị trí cấp cao quan trọng khi cần thiết.

Chi phí hạn chế cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi này. Ông Couldrey tin rằng ý tưởng về một nhóm lãnh đạo đắt giá và được trả lương đầy đủ làm việc trong trụ sở của khu vực là không bền vững, nó thậm chí chưa bao giờ được nghĩ tới đầu tiên.

Ông Couldrey nói: “Các client có nhiều chuyên gia trong các ngành hàng họ đang hoạt động và trách nhiệm của chúng ta là cung cấp cho họ dịch vụ đó. Nhưng chúng ta phải sáng tạo hơn về cấu trúc dịch vụ của mình. Vị trí đa nhiệm sẽ giúp agency đáp ứng nhu cầu của client mà không phải tốn nhiều tài nguyên trung gian không cần thiết. Cũng có thể đó là dựa theo lý thuyết: để có hiệu quả thì bất kỳ hình thức cấu tạo nào, vấn đề là ở sự thử nghiệm và rút kết sai sót.”

Với ngân sách hạn chế, việc mở rộng đội ngũ là không thể và số lượng nhân sự cũng vậy. Khi nhu cầu tăng lên, công ty không có chọn lựa nào khác ngoài việc để nhân viên hiện tại gánh thêm trách nhiệm. Tuy nhiên, theo cảnh báo của bà Bala thì về mặt lâu dài thì điều này có thể phản tác dụng vì mọi người sẽ thiếu tập trung trong công việc của mình và thất bại sẽ xảy ra thường xuyên.

Vậy xu huớng về vị trí đa nhiệm này có phát triển trong các lĩnh vực quảng cáo khác không? Câu trả lời là có thể bởi vì khi lãnh đạo trong một lĩnh vực được bổ nhiệm nhiều vị trí thì nguồn nhân sự sẽ ngày càng được chia sẽ ra nhiều công ty đa dạng hơn. Cuối cùng, khi công ty muốn đạt kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn nhất và rủi ro được giảm thiểu nhiều nhất thì việc bổ nhiệm nhân sự đủ năng lực trong công ty là khả thi nhất.

“Các marketer đang chờ xem sức mạnh ‘tổng lực’ từ công ty mẹ và các công ty trong hệ thống.”

Greg Paull
Đồng sáng lập kiêm Chủ tịch R3 Worldwide

Có hai yếu tố đằng sau khái niệm về vị trí đa nhiệm, đó là vấn đề cá nhân và tài chính. Về vấn đề cá nhân, đảm nhiệm nhiều vai trò thường là một công cụ tốt để giữ chân nhân sự tài năng, nhiều người mong muốn được thăng chức hoặc tìm kiếm những cơ hội mở rộngkinh nghiệm làm việc cũng như là cho nó có trọng lượng hơn.

Cùng lúc đó, các vấn đề tài chính của công ty mẹ cũng cần được xem xét. Các lãnh đạo lúc nào cũng mong đợi tăng trưởng doanh thu hơn 15% trong khi các doanh nghiệp lại đang chịu sức ép từ ngân sách đang ngày càng eo hẹp của client, quy trình giấy tờ và thủ tục pitching rườm rà.

Đối với Publicis Groupe, việc tái cấu trúc là một chiến lược tích cực để dẫn đầu 20 thị trường nhưng thật ra chiến lược này nặng về vấn đề tài chính hơn. Một số agency trong hệ thống sẽ đổi văn phòng hoặc đóng cửa, và ở những thị trường nhỏ hơn, công việc tái cấu trúc nhìn chung là để giảm chi phí.

Còn đối với Ogilvy thì điều này lại khá thất vọng vì một tập đoàn với hơn 4.000 nhân sự lại không thể tìm ra được một người trong nội bộ để đảm nhiệm một vị trí lãnh đạo marketing của tập đoàn (Ông David Mayo, CEO của Bates CHI & Partners, đã được bổ nhiệm vị trí Chief Marketing Officer của Ogilvy & Mather APAC). Ogilvy luôn là điểm marketing khác biệt trong khu vực, tôi hy vọng họ tiếp tục đầu tư vào điểm này.

Xu hướng tương lai sẽ là các vị trí kết nối giữa công ty mẹ và các công ty độc lập. Theo lý thuyết, các vị trí lãnh đạo tại các công ty mẹ luôn bị giới hạn và ngày càng nhiều client muốn thấy được giá trị của các tập đoàn này trong việc kinh doanh của họ. Trường hợp này đã xảy ra với bà Laura Desmond tại Publicis Groupe (trong kế hoạch tái cấu trúc gần đây, CEO của Starcom Mediavest này đã được bổ nhiệm thành Chief Revenue Office của Publicis Groupe và chịu trách nhiệm về phát triển việc kinh doanh mới của tập đoàn) và ông Simon Bond tại Interpublic (đã gia nhập vào tập đoàn với vị trí Chief Growth Officer tháng 9 năm ngoái).

Bạn thấy rằng các client đòi hỏi sự cộng hưởng nhiều hơn ở các tập đoàn và các nhân sự tại những công ty khu vực sẽ bước lên đảm nhiệm vai trò này. Một khảo sát về việc tích hợp cho thấy các marketer rõ ràng đang yêu cầu các agency làm việc trong một bối cảnh kết nối hơn nữa. Và khi “tất cả về chung một nhà”, thì sự đòi hỏi ngày càng nhiều hơn.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here