Tìm kiếm ý tưởng cho chiến lược marketing trên 5 mạng xã hội phổ biến nhất 2023: Tận dụng hashtag, tham khảo TikTok Creative Center, Meta Business Suite

0
249

Xuất hiện thường xuyên và nhất quán là một trong những yếu tố hàng đầu giúp thương hiệu thành công trên các phương tiện truyền thông xã hội. Thế nhưng, sở hữu một lịch đăng bài đều đặn mà vẫn đảm bảo tính sáng tạo không phải bài toán dễ dàng với thương hiệu.

Vậy làm thế nào để duy trì nguồn cảm hứng nhằm giúp chiến lược tiếp thị trên mạng xã hội của thương hiệu có thể triển khai xuyên suốt và đồng nhất? Bài viết dưới đây cung cấp cho thương hiệu giải pháp tìm kiếm ý tưởng từ chính các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay: TikTok, Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn.

TikTok

1. Trang “Dành cho bạn” (For you page)

For You Page là một nơi lý tưởng dành cho thương hiệu muốn khám phá những nội dung phù hợp và liên quan nhất với thị trường mục tiêu. Tại đây, TikTok sẽ đề xuất các video hàng đầu có tính chất tương tự các nội dung mà đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu quan tâm, yêu thích hoặc từng tương tác.

2. Công cụ tìm kiếm tích hợp

Nếu thương hiệu cần tìm kiếm các đề xuất chuyên biệt hơn về một chủ đề hoặc đơn giản mở rộng phạm vi cho “kho” ý tưởng, hãy sử dụng công cụ tìm kiếm của TikTok. Trang kết quả chính (Top) sẽ tự động đưa các video được người dùng yêu thích nhất lên đầu tiên, giúp thương hiệu tiếp cận nhanh chóng với những nội dung được đánh giá là hay nhất trên nền tảng, từ đó dễ dàng “bắt kịp” xu hướng.

Ngoài trang kết quả chính, thương hiệu có thể xem thêm nội dung từ các tab khác như: Người dùng (User – nơi tìm các nhà sáng tạo mới), Hashtags (nơi xem tất cả video phản ánh về cùng một chủ đề),… hoặc phần Người khác đã tìm kiếm (Other Searched for – nơi khám phá mối quan tâm hàng đầu của người dùng về từ khoá đang tìm kiếm).

3. Trung tâm sáng tạo của TikTok (TikTok Creative Center)

Nếu thương hiệu muốn tìm cảm hứng từ những chủ đề đang phổ biến bên ngoài thị trường mục tiêu hay lĩnh vực kinh doanh của mình thì TikTok Creative Center là lựa chọn không thể nào phù hợp hơn. Tại đây, thương hiệu có thể khám phá toàn bộ hashtag, bài hát, nhà sáng tạo, sản phẩm thương mại,… đang thịnh hành trên nền tảng. Các dữ liệu này được phản ánh trực quan qua biểu đồ đường, hỗ trợ thương hiệu hiệu quả trong việc sáng tạo các video có thể hoạt động tốt hơn trên TikTok.

Instagram

1. Tạo danh sách các tài khoản yêu thích

Tương tự Facebook, Instagram cho phép người dùng lưu lại tất cả tài khoản yêu thích trên nền tảng. Nhưng bên cạnh việc ưu tiên bài đăng của những tài khoản này trên trang chủ người dùng, Instagram cung cấp hẳn một trang dữ liệu riêng chỉ hiển thị nội dung từ các tài khoản yêu thích. Nhờ đó, người dùng có thể hạn chế xao nhãng, tập trung nguồn lực vào những tài khoản truyền cảm hứng nhiều nhất cho họ hơn.

2. Tận dụng Hashtags

Hãy sử dụng tính năng tìm kiếm của Instagram để tra cứu về một chủ đề cụ thể dưới định dạng Hashtags. Bằng cách này, thương hiệu không chỉ tham khảo được ý tưởng từ những bài đăng mang nội dung tương tự, mà còn biết được chủ đề đang tìm kiếm có thực sự thịnh hành hay không. Thương hiệu có thể cân nhắc nhấn nút “Theo dõi” một hashtag để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào từ các bài đăng mới nhất.

3. Tính năng “Add Yours”

Mục “Add Yours” (tên tiếng Việt: Còn bạn?) trên Instagram là giải pháp “cứu cánh” tuyệt vời cho những lần cạn kiệt ý tưởng đăng Story của thương hiệu. Truy cập chuyên mục này bằng cách mở tính năng Story, sau đó chọn Reel (tạm dịch: Thước phim), thương hiệu sẽ thấy nút “Add Yours” ngay bên lề trái màn hình. Các chủ đề thảo luận đang được quan tâm nhiều nhất trên Instagram sẽ xuất hiện tại đây. Thương hiệu chỉ cần chọn một chủ đề yêu thích rồi đăng tải nội dung tương thích lên Story để người dùng khác có thể cùng theo dõi. Ngoài ra, thương hiệu cũng có thể tự tạo một chủ đề cho riêng mình cho khách hàng tương tác.

4. Tham khảo các mẫu sáng tạo có sẵn

Đừng bỏ qua “kho” ý tưởng tuyệt vời từ tính năng “Templates” của Instagram trên Story. Nơi đây sẽ mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho thương hiệu, đặc biệt đối với dạng nội dung video ngắn. Ngoài ra, tận dụng các mẫu có sẵn này cũng giúp thương hiệu tiết kiệm được “kha khá” thời gian cho quá trình sáng tạo.

5. Tìm kiếm âm thanh đang thịnh hành

Để truy cập thư viện âm thanh của Instagram, hãy chọn tạo Reel (Create a new Reel) rồi chọn tab “Âm thanh” (Audio). Instagram hiển thị tự động số lần mỗi âm thanh được sử dụng trên nền tảng để thương hiệu dễ dàng biết được bản nhạc nào hiện đang chiếm ưu thế.

LinkedIn

1. Đọc tin tức hàng ngày

Nếu đăng nhập LinkedIn trên máy tính, người dùng sẽ thấy mục “LinkedIn News” ở phía bên phải nguồn cấp dữ liệu. Thông qua mục này, người dùng có thể biết được đâu là chủ đề được quan tâm nhất hiện nay cũng như các vấn đề nổi bật đang diễn ra. Điều chỉnh nội dung hoặc giọng điệu bài đăng phù hợp hơn với bối cảnh sẽ giúp thương hiệu thu hút lượt tương tác hiệu quả hơn.

2. Theo dõi Hashtags có liên quan

Giống như Instagram, thương hiệu có thể tận dụng Hashtags để khai thác thông tin chuyên sâu về một chủ đề cụ thể. Đừng quen theo dõi Hashtags hoặc nhà sáng tạo chuyên khai thác Hashtags để cập nhật nhanh chóng mọi nội dung, tránh việc “lệch sóng” xu hướng.

Facebook

1. Nhận đề xuất ý tưởng từ Business Suite

Công cụ Business Suite không chỉ giúp thương hiệu quản lý tài khoản doanh nghiệp mà còn là nơi lý tưởng để thương hiệu tìm kiếm cảm hứng sáng tạo. Các ý tưởng đề xuất sẽ được cá nhân hóa dựa trên loại nội dung chính mà fanpage thương hiệu khai thác, cùng đặc điểm chung của tất cả tài khoản mạng xã hội được theo dõi bởi thương hiệu. Người dùng có thể tìm kiếm những ý tưởng này thông qua tab “Tương tự nội dung của bạn” (Similar to you), “Gần bạn” (Near you) hoặc “Phổ biến” (Popular). Tuy nhiên, tab “Phổ biến” sẽ thích hợp hơn khi thương hiệu chỉ muốn khám phá xu hướng đang thịnh hành, vì nó không được tùy chỉnh theo đặc trưng của mỗi fanpage như hai tab còn lại.

Inspiration Hub là điểm đến dành cho những thương hiệu đang tìm kiếm ý tưởng cho video dạng ngắn để đăng Story hay Reel. Thương hiệu có thể tìm thấy bài hát phổ biến, video ngắn nổi bật, hashtag liên quan để tham khảo tại đây.

YouTube

1. Kiểm tra YouTube Explore

Cách dễ nhất để tìm các chủ đề đang phổ biến trên YouTube là truy cập YouTube Explore. Từ đây, thương hiệu có thể dễ dàng tận dụng những ý tưởng đã được chứng thực tính hiệu quả cho video của mình.

2. Sử dụng công cụ tìm kiếm

Tính năng tìm kiếm trên YouTube sẽ giúp thương hiệu khai thác tốt nhất một chủ đề cụ thể. Đừng quên tận dụng bộ lọc trên nền tảng để thu hẹp kết quả tìm kiếm, tối ưu hóa hiệu quả nghiên cứu.

3. Sử dụng công cụ Phân tích kênh (Channel Analytics)

Dữ liệu về kênh YouTube của chính thương hiệu đôi khi có thể cung cấp ý tưởng sáng tạo cho thương hiệu đó. Đầu tiên, hãy mở YouTube Studio rồi di chuyển đến bảng điều khiển Analytics. Tại đây, tab Research sẽ cung cấp thông tin về tất cả từ khóa, chủ đề, video đang phổ biến có liên quan đến khán giả hoặc loại nội dung trên kênh của thương hiệu. Nếu chưa có thời gian để khai thác ý tưởng từ những thông tin này, thương hiệu có thể lưu lại chúng. Ngoài ra, nếu kênh của thương hiệu đã ổn định và xây dựng được một tệp khán giả đủ lớn, hãy truy cập ngay tab Audience (trong mục Analytics) để xem tất cả kênh và loại video khác nhau mà khán giả mục tiêu đang theo dõi.

Dịch vụ content facebook: Ms. Thảo – 0943538282

Email: lienhe@achaumedia.vn

Web: achaumedia.vn

Đọc thêm: Bí quyết nào đã làm nên một Toyota huyền thoại?

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here