Thiết kế trải nghiệm làm xiêu lòng mọi khách hàng

0
823

Khách hàng luôn đúng, với điều kiện họ “đúng là dành cho bạn”

Chúng ta vẫn thường nghe câu “Khách hàng luôn luôn đúng”. Nhưng nếu một người khách bước vào cửa hàng thức ăn nhanh và gọi món “theo yêu cầu” thì họ không phải là khách của cửa hàng này, ít ra là vào thời điểm đó. Doanh nghiệp phải xác định được đối tượng khách hàng và những dịch vụ mà họ sẵn sàng mang lại cho khách. Đây là “bài tập quan trọng” để định nghĩa một thương hiệu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải xác định những khách hàng không phù hợp và những dịch vụ mà họ không thể cung cấp.

trải nghiệm tại điểm bán

Hãy tập trung làm vui lòng khách

Không thể cùng lúc vừa làm ngạc nhiên, vừa làm vui lòng khách hàng nên chỉ cần tập trung làm cho khách vui lòng. Nếu bạn muốn thêm một quả anh đào ngâm rượu lên ly kem thì cũng tốt thôi. Nhưng trước tiên, hãy làm cho kem thật ngon.

trải nghiệm khách hàng

Một dịch vụ tốt không đòi hỏi những hành động khác thường, khoa trương

Nhân viên của doanh nghiệp không cần phải là những “siêu anh hùng”, cũng không cần phải bẻ cong nguyên tắc hay tìm cách nhanh nhất để mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Một dịch vụ tốt cần có sự ổn định và nhất quán.

Đồng nhất trải nghiệm trên tất cả các kênh và điểm tiếp xúc

Dù là trên trang web, trên điện thoại hay tại cửa hàng, khách hàng phải luôn cảm nhận là họ đang được chăm sóc cẩn thận.

Không có gì được xem là “tốt nhất”: Hãy dự đoán, sáng tạo, cải tiến, nhắc lại và lặp lại khi cần

Mong đợi của khách hàng sẽ thay đổi, sản phẩm sẽ thay đổi, thị trường cũng thay đổi và chiến lược phải thay đổi. Doanh nghiệp phải liên tục thích ứng – không chỉ bằng cách phát triển dịch vụ mới mà còn phải cải thiện trong mọi tương tác với khách hàng.

Surf Air

xây dựng chiến lược dịch vụ

Bằng cách nào mà dịch vụ xem video trực tuyến Netflix lại là nguồn cảm hứng của Surf Air (một dịch vụ hàng không dành cho thành viên đăng ký)? Thoạt nhìn, hai công ty này gần như không có điểm chung. Nhưng trong nhiều trường hợp, những điểm tương đồng trong cách thức mà doanh nghiệp tiếp cận thị trường quan trọng hơn so với sự giống nhau về sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược dịch vụ dựa trên hình mẫu từ những công ty có cùng “tuyên bố giá trị” chứ không phải cùng ngành.

Những dạng hình mẫu mô hình trải nghiệm 

Khi thiết kế dịch vụ, doanh nghiệp có thể tham khảo chín dạng hình mẫu sau:

  • “Người tập hợp” – quy tụ nhiều nhà cung cấp vào cùng một sân chơi và một trải nghiệm.
  • “Món hời” – kết hợp các nguồn cung cấp giá rẻ, đồng thời, chính doanh nghiệp cũng quyết tâm là một nhà sản xuất giá rẻ.
  • “Thương hiệu đẳng cấp, hạng nhất” luôn là người đứng đầu, rất được tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng và thường là đắt tiền.
  • “Đôi giày cũ” – giống như một món ăn ngon và quen thuộc.
  • “Sự chọn lựa an toàn” nằm ở khoảng giữa về mặt thị hiếu, giá cả và dịch vụ. Khách hàng không quá ngạc nhiên nhưng cũng không phải thất vọng.
  • “Nhà cung cấp giải pháp” đưa tất cả vào một “dàn đồng ca” để giải quyết một vấn đề.
  • “Chuyên gia” sẽ cung cấp giải pháp chuyên sâu so với “tầm trung” của người khác.
  • Người tạo xu hướng sống và phát triển trên những ngọn sóng đầu của lĩnh vực kinh doanh mà họ tham gia. Mang đến cho khách hàng một “địa vị thời thượng”.
  • “Người hữu dụng” mang lại một dịch vụ cơ bản cho số đông và thường phải tự điều chỉnh.
Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here