Thói Quen Mua Hàng Của Gen Z: Bí Ẩn Khách Mua Hàng Gen Z

0
4203

Khách mua hàng Gen Z

Khách mua hàng (shopper) là khái niệm dùng để phân biệt với người tiêu dùng (consumer).Người tiêu dùng chỉ đối tượng của các hoạt động marketing trên các phương tiện truyền thông. Còn khách mua hàng là mục tiêu hướng đến của các hoạt động tiếp thị bán hàng tại điểm bán. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến cách nhìn về thói quen mua sắm của họ. Cụ thể là thói quen mua sắm của GenZ

khách hàng gen z

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải luôn đặt ra cho mình câu hỏi khách hàng tương lai của mình là ai? Họ nghĩ gì? Làm sao tiếp cận được họ? Sự tồn vong của thương hiệu chính là việc trả lời đúng các câu hỏi này.

Và GenZ chính là thế hệ tương lai của doanh nghiệp. GenZ chỉ những người sinh sau 1990 cho đến nay. Là lớp trẻ mà thời gian hình thành tính cách mạnh mẽ nhất, lại trùng với sự bùng nổ internet. Nhất là mạng xã hội (Facebook bắt đầu xuất hiện từ năm 2004). Sau đây là một số kết luận từ các nghiên cứu về thói quen mua sắm của GenZ.

Bỏ tiền mua trải nghiệm

Với GenZ, khi quyết định mua sản phẩm, họ ít chú ý các chức năng, công dụng cụ thể. Mà quan trọng hơn là trải nghiệm về sản phẩm. Nếu sản phẩm chứng minh được rằng trải nghiệm mang lại mới mẻ, khác biệt. Họ bất chấp giá cả. Cho nên tại điểm bán, cần thiết kế các giải pháp để khách hàng GenZ được thấy hoặc hiểu những giá trị hay cảm giác đặc biệt, đầy thích thú mà sản phẩm có thể mang lại.

Luôn bắt đầu với online

Có đến gần 70% số khách hàng GenZ khi bắt đầu mua một sản phẩm mới sẽ tìm kiếm thông tin trên mạng. Thói quen mua sắm của GenZ là thích thú lắng nghe xem cộng đồng đang nói gì cái họ định mua. Hoặc có những phản hồi gì lạ. Và quan trọng nhất là xu hướng nào là “mốt”, là nổi trội cho dòng sản phẩm họ định tiêu tiền.

thói quen mua sắm

Các trang mạng, các forum lúc này không khác gì là “sổ tay tiêu dùng” của GenZ. Họ hoàn toàn không kiên nhẫn kiếm chứng nguồn thông tin. Vì vậy, để tiếp cận GenZ, kênh truyền thông online marketing cần khéo léo, thông minh để tiếp cận đến các forum. Nơi mà khách hàng GenZ mục tiêu đang tìm kiếm thông tin.

Tìm kiếm “màu sắc cá nhân”

Phong cách sống “for me” (hướng đến bản thân) là điểm nổi trội của GenZ. Họ không quá áp lực trong việc tiết kiệm hay nặng nề việc chăm sóc gia đình như Gen X,Y. Họ tập trung nhiều việc thoả mãn các nhu cầu cá nhân. Họ sẵn sàng mua các sản phẩm mới, ít người trong cộng đồng nhỏ xung quanh họ đang sử dụng.

Điều đó là cơ hội tuyệt vời để họ “khoe” sự khác lạ mà họ có cho cộng đồng đó. Cho thế giới biết họ là ai, phong cách họ thế nào.

Trung thành là sự xa xỉ

Điểm đau đầu nhất của các chuyên gia thương hiệu chính là sự quá thiếu trung thành của người tiêu dùng GenZ. Và đây vừa là nguy cơ, vừa là cơ hội lớn để bạn có thể thu hút nhanh khách hàng từ đối thủ. Khi một sản phẩm, nhãn hiệu chưa quen biết với họ có thể “sales” thành công trải nghiệm mới, đáp ứng yêu cầu cá nhân, kích thích sự tò mò. Gen Z có thể sẽ mua.

thoi quen mua sam cua gen z

Bình thường tỷ lệ “chuyển” vào khoảng 15%. Thì với khách hàng GenZ có thể đạt từ 25 – 30%. Một số nghiên cứu xây dựng thương hiệu liên quan đến các dòng sản phẩm cho giới trẻ toàn cầu đều cho thấy. Thời gian các nhãn hàng phải “tái tung” (relaunch) đã ngắn nhiều, khoảng 6 – 9 tháng phải làm mới sản phẩm.

Tại điểm bán, cần luôn thay đổi thông điệp bán hàng, tạo sự mới lạ trong các trải nghiệm. Và sẵn sàng “chiến đấu” với đối thủ với tốc độ cao.

Mua sắm, chia sẻ và sự “lãng quên”

Người GenZ có hội chứng “sợ lãng quên” (gọi tắt là FOMO – fear of missing out). Đa số họ muốn những người xung quanh luôn nhớ đến mình. Nên họ có “khát khao” được chia sẻ những gì mới mẻ.

Vì thế là một trade marketer bạn hãy cho khách hàng GenZ của bạn cơ hội để họ chia sẻ điều đó. Đó có thể đơn giản là một câu khẩu hiệu rất “chất” in trên bao bì sản phẩm. Một booth hoạt náo sản phẩm được trang trí lạ mắt, trẻ trung… mà họ dễ chia sẻ trên trang cá nhân, forum của họ. Bạn sẽ ngạc nhiên vì sức lan toả của nó. Hãy tìm mọi cách đánh thật mạnh vào hội chứng sợ lãng quên của họ, hiệu quả sẽ cực kỳ tuyệt vời.

Ví tiền dễ “kích động”

Người GenZ vốn ít có thói quen tiết kiệm, phần lớn “ngân sách” của họ dành cho chi dùng cá nhân. Và lại có xu hướng mua sản phẩm cao cấp hơn, sản phẩm mới hơn. Một khi đã “ưng” với câu chuyện bán hàng, bạn sẽ thấy ví tiền của shopper GenZ rất dễ bị kích động.

Họ sẵn sàng tiêu đến âm ngân sách hoặc chấp nhận cắt đi các nhu cầu cơ bản tạm thời, để sở hữu được nó. Bài học quan trọng với khách hàng GenZ không hẳn là cố thuyết phục họ lấp đầy giỏ hàng. Mà hãy đưa cho họ những sản phẩm đúng chất.

Câu chuyện 6 giây 

6 giây như một “giới hạn của sự ám ảnh” đối với các chuyên gia marketing. Đặc biệt là khi thiết kế nội dung digital marketing cho khách hàng trẻ.

GenZ chỉ có thể tập trung và tiếp nhận thông tin trong khoảng thời gian không nhiều hơn 6 giây. Với họ sự ngắn gọn, tốc độ, súc tích là yêu cầu hàng đầu, không phải vì bận mà vì sự thiếu kiên nhẫn. Họ quen với việc tiếp nhận một khối lượng thông tin lớn trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Do vậy, tại điểm bán hàng, tất cả các thông điệp, các phương thức tiếp cận khách hàng GenZ phải đảm bảo sự tập trung, cô đọng và thật sự gây ấn tượng mới mong nhận được sự quan tâm của họ.

khách hàng thế hệ z

Thế hệ khách hàng GenZ đầu tiên đã đi làm được khoảng sáu năm. Đến nay đã đủ số đông để tạo nên những xu hướng tiêu dùng và mua hàng rất riêng của mình. Ngoài ra, có một số lượng khổng lồ khác đang chuẩn bị gia nhập. Họ sẽ có thu nhập riêng, tự chủ gần như tuyệt đối quá trình mua sắm của bàn thân. Đây chính là tương lai đầy hứa hẹn, nhưng cũng cực kỳ thách thức cho doanh nghiệp.

Người GenZ sẽ không chủ động đến với bạn. Nếu bạn đã hiểu thói quen mua sắm của họ. Bạn cần mang sản phẩm đến với họ thật nhanh, thật sáng tạo, thật khác lạ.

5/5 - (1 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here