Làm thương hiệu cần những gì?

0
1022

1. Định vị thương hiệu

Định vị là vị trí thương hiệu chiếm trên thị trường trong tâm trí của người tiêu dùng. Những thương hiệu mạnh có một vị trí rõ ràng. Thường duy nhất trên thị trường mục tiêu. Để thương hiệu được định vị cao thì các doanh nghiệp nên quan tâm hơn trong việc làm thương hiệu như: tên thương hiệu, hình ảnh, tiêu chuẩn dịch vụ, bảo đảm sản phẩm, bao bì và cách thức thể hiện.

xay dung thuong hieu

2. Sự nhất quán

Sự nhất quán là mục đích mà mọi doanh nghiệp luôn đặt ra và hướng tới trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Như 1 kim chỉ nam định hướng cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã xây dựng được sự nhất quán cho thương hiệu của mình và nhận diện thương hiệu của mình. Những giá trị như logo hay tên thương hiệu sẽ mang ý nghĩa niềm tin và sự nghiêm túc của doanh nghiệp. Đồng thời có thể khẳng định và xây dựng thêm những giá trị sâu sắc hơn cho thương hiệu của mình.

Sự nhất quán không chỉ là điều mà thương hiệu hướng tới trong một khoảng thời gian, Hơn thế sự nhất quán chính là định mức chuẩn mực lâu dài và phát triển nhận diện.

3. Truyền thông và tương tác

Truyền thông cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm thương hiệu thành công. Việc lựa chọn kênh truyền thông tương tác phụ thuộc vào khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp định hướng tới.

Với sự bùng nổ về khoa học công nghệ nên sử dụng kênh truyền thông marketing online là hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Đồng thời sức lan tỏa rộng, không giới hạn.

4. Câu chuyện làm thương hiệu

Hãy ghi và lưu giữ lịch sử của công ty bạn theo một cách thức súc tích và thuyết phục. Liệu có điều gì đó khác thường hay hấp dẫn về công ty bạn không? Hãy suy nghĩ và nhìn nhận dưới góc độ của các mối quan hệ công chúng. Giới truyền thông đại chúng rất yêu thích những câu chuyện lôi cuốn! Hơn tất cả, bạn cần nhớ rằng thương hiệu thành công phải là thương hiệu được “lưu giữ” trong tâm trí và trái tim của khách hàng.

5. Tuyên bố giá trị

Bạn hãy tự đặt câu hỏi: Nhãn hiệu của mình đặc sắc hơn nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh ở điểm nào? Nhãn hiệu của mình tạo ra giá trị gì cho khách hàng? Lợi thế cạnh tranh của nhãn hiệu đó là gì? Những tuyên bố giá trị của bạn nên tạo ra sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, đồng thời nêu lên những lợi ích riêng biệt mà khách hàng sẽ có được nếu lựa chọn nhãn hiệu của bạn.

6. Đừng chỉ làm thương hiệu khi đã có tiền

Theo bà Amy Kunrojpanya, một chuyên gia truyền thông kỳ cựu đã nâng tầm danh tiếng cho nhiều thương hiệu có quy mô toàn cầu như Google, Cocacola. Và hiện là Giám đốc chính sách và truyền thông Uber châu Á – Thái Bình Dương. Với bất kỳ doanh nghiệp nào, thương hiệu, danh tiếng là vô cùng quan trọng.

“Mặc dù chặng đường này rất gian nan, đặc biệt là những startup đi lên từ con số không. Nhưng mọi startup đều nên xây dựng danh tiếng ngay từ khi mới bắt đầu”, bà Amy Kunrojpanya chia sẻ.

Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều gặp khó khăn trong xây dựng thương hiệu. Một phần do yếu về năng lực marketing. Phần khác do không có ý thức tập trung vào xây dựng thương hiệu vì còn phải chật vật để công ty tồn tại.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here