Vì Sao Các Thương Hiệu Không Còn Để Tên Trong Logo ?

0
1262

Thực tế, một số logo thương hiệu dễ nhận biết đến nỗi họ không cần tên kèm theo logo, hoặc ít nhất đó là điều mà một số thương hiệu lớn nhất trên thế giới đang hy vọng. Ví dụ những cái tên như NikeAdidasApple… Có thể họ nghĩ rằng việc bỏ tên sẽ khiến mọi người tập trung hơn vào thiết kế của logo.

Trong tuần này, thương hiệu Doritos xóa tên nhãn trên logo và thay chữ “Logo goes here” xen kẽ vào trong hình tam giác quen thuộc. Mục tiêu của nhãn hàng đưa ra là để tạo một bước đột phá, vì họ muốn thu hút đối tượng gen Z – thế hệ tuyên bố không thích những điều quá mang tính “quảng cáo”.

Những thương hiệu không chứa tên trong Logo

Doritos không phải là thương hiệu đầu tiên áp dụng chiến thuật này, mà trước đó còn có Mastercard, Starbucks… Chúng ta thấy thương hiệu Nike chỉ còn là dấu phẩy hất lên, Apple đổi thành quả táo cắn dở, Starbucks mang hình ảnh nàng tiên cá, Lacoste chỉ còn là một chú cá sấu hay Mercedes chỉ để lại hình ảnh là 3 ngôi sao nằm trong vòng tròn khép kín…

Mercedes với thiết kế Logo sang trọng , đẳng cấp

Lý do mà các nhà truyền thông của thương hiệu đưa ra là bởi họ muốn nhãn hàng của mình mang tính linh hoạt hơn. 

Hay như Apple, dịch ra thì nghĩa là một quả táo, thì khi logo để hình quả táo thì mọi người cũng lập tức nghĩ ngay đến Apple. Nike có hình dấu phẩy hất lên, thì tức là họ muốn thể hiện niềm tự hào thương hiệu luôn đi đầu và tiên phong mọi xu thế. Thậm chí cả Mastercard, bởi thương hiệu này không còn hoạt động về mỗi loại thẻ mà còn nhiều lĩnh vực khác liên quan đến tài chính, tiền tệ… nên họ không muốn cho thêm chữ “Mastercard” vào logo.

Ưu và nhược điểm của việc loại bỏ ngôn từ ra khỏi Logo là gì?

Có một số ưu điểm đối với việc đơn giản hóa logo bằng cách xóa tên và khẩu hiệu. Đơn giản thôi, thế giới đang ngày càng “tối giản”, việc lưu chuyển các dòng thông tin giữa điện báo yêu cầu một mức độ tối giản và nhẹ nhàng hình ảnh. Do đó việc đơn giản hóa logo là vô cùng cần thiết.

Giám đốc chiến lược của Superunion – John Shaw tuyên bố người tiêu dùng đang giao tiếp thoải mái hơn mà không cần từ ngữ. Họ chỉ cần các biểu tượng cảm xúc, gifs và thậm chí là từ viết tắt. Ông còn lưu ý thêm đối với các quốc gia không sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh thì nhãn hàng không nên đưa tiếng từ ngữ vào, tránh gây cảm giác mất thiện cảm.

Thế nhưng bên cạnh ưu điểm, thì việc xóa từ khỏi Logo cũng có thể gây ra nhiều nhược điểm nếu như nhãn hàng đó không đủ lớn, hoặc không đủ độ đậm sâu trong tâm trí của khách hàng. Mỗi thương hiệu cần phải suy nghĩ kỹ về điều này nếu muốn thành công và gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng.

Shaw nói “bóng gió” về điều này: “Một chàng hoàng tử có thể từ bỏ cái tên của anh ta và vẫn được trở thành biểu tượng của đất nước. Nhưng bạn biết đấy, không phải tất cả các nhãn hiệu đều là một chàng hoàng tử.” Thực tế, các nhãn hàng khi loại bỏ tên ra khỏi logo sẽ không thu hút thêm những khách hàng mới, mà họ chỉ có thể tái định vị thương hiệu trong lòng những khách hàng đã sử dụng và biết đến sản phẩm thương hiệu này.

Nói tóm lại, nếu thương hiệu của bạn đủ mạnh, đủ lớn và đã có đủ một lượng khách hàng thì việc loại bỏ tên ra khỏi logo là một điều đáng để xem xét.

Kết

Ở Việt Nam dường như chưa có một thương hiệu nào đủ lớn để bỏ tên mình ra khỏi logo. Nhưng hi vọng trong tương lai, các thương hiệu Việt sẽ bắt đầu từ những khối hình đơn giản, thay đổi phát triển dần dần để đạt đến những logo siêu đáng giá như những thương hiệu quốc tế kể trên. Hãy cùng chờ xem cái tên nào sẽ tiên phong để dũng cảm làm điều này nhé!

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here