Bài viết này đến từ chương trình LinkedIn Agency Influencer. Trong bài viết, tác giả Gian Clancey, người đồng sáng lập agency Lounder Online, nêu quan điểm của mình về những điều có thể học từ những chiến dịch content marketing chưa thành công.
Nếu chiến dịch content marketing của bạn không đi đúng hướng, đừng chán nản – chứng kiến một chiến dịch thất bại thường cho bạn những kĩ năng và kiến thức bạn cần để làm một chiến dịch thành công vào lần tới.
Đây là những bí quyết để vực dậy bản thân và sử dụng những hiểu biết bạn mới tìm ra từ những sai lầm trong content marketing để cố gắng tốt hơn vào lần sau.
Đừng bỏ cuộc quá sớm
Lời khuyên đầu tiên và cũng quan trọng nhất mà tôi dành cho bạn là: đừng chấp nhận thất bại cho đến khi chắc chắn chiến dịch của bạn không hoạt động.
Với kinh nghiệm của tôi, rất nhiều chiến dịch marketing bị loại bỏ trước khi nó có cơ hội để phát triển. Để tránh hủy bỏ chiến dịch quá sớm, tôi gợi ý mỗi chiến dịch nên được chạy với thời gian dài gấp 3 lần bạn nghĩ. Nếu bạn chắn chắn chiến dịch đã vô dụng, ít nhất hãy cho nó thêm thời gian để bạn xem xét thứ gì đang không hoạt động.
Thực hiện một cuộc nghiên cứu hoàn thiện
Sau khi có kinh nghiệm từ thất bại của chiến dịch, chắc chắn bạn đã học được tầm quan trọng của việc thấu hiểu mọi thứ.
Một phép phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ) cho chiến dịch trước đó sẽ giúp bạn có ý tưởng tốt hơn về cách xây dựng lại chiến dịch tiếp theo của mình.
Đây là ví dụ cho một phân tích SWOT tôi đã làm cho một chiến dịch content marketing mà tôi hình dung: Chiến dịch này tập trung tạo ra những nội dụng thông minh, được nghiên cứu kỹ và bố trí cẩn thận – vậy điều gì không đúng? Không may, nó thất bại trong việc thu hút sự chú ý cho nội dụng của mình vì không chú ý đến vấn đề phân phối, xuất bản và không thể kết nối với người dùng trên phương tiện truyền thông xã hội.
Bên cạnh đó, phân tích những cơ hội và thách thức cũng rất cần thiết. Khi ngành công nghiệp đang tăng trưởng, bạn có cơ hội tiếp cận những đối tượng mới, nhưng cũng có nhiều công ty khác đang mở rộng để cạnh tranh. Khi phân tích điểm yếu, bạn nên nghiên cứu những cơ hội và mối đe dọa trong tương lại gần. Bạn cũng nên xem xét các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chiến dịch: phân khúc thị trường, tăng trưởng, nhu cầu thị trường và các xu hướng mới – những yếu tố đóng góp một phần trong thành công hoặc thất bại của chiến dịch. Hiểu được những ảnh hưởng này, bạn sẽ được chuẩn bị tốt để giải quyết các vấn đề và cơ hội trong tương lai.
Nghiên cứu kĩ chiến dịch cạnh tranh
Chỉ xác định những vấn đề với chiến dịch của bạn là không đủ. Bạn sẽ cần nghiên cứu cả những cách tốt hơn để quảng bá những nội dung giống như bạn cho cùng một nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Nơi tốt nhất để nghiên cứu những điều này là nhìn vào cách đối thủ của bạn thực hiên 1 chiến dịch, và cách họ nghiên cứu về khách hàng.
Cũng giống như chiến dịch của bạn, hãy làm một phân tích SWOT cho kế hoạch của đối thủ, lên danh sách những điều họ làm tốt và những vấn đề họ gặp phải. Bạn cũng có thể nhìn cách họ đối phó với những trở ngại và cơ hội trong suốt chiến dịch, so sánh sự khác biệt trong cách họ phản ứng với những biến động này.
Để có ý tưởng tốt về những điều đối thủ của bạn làm tốt, hãy nhìn vào họ từ quan điểm của một khách hàng:
· Họ đang làm gì để thu hút sự chú ý của thị trường mục tiêu?
· Điều gì không thu hút được người xem?
· Đối thủ của bạn đang sử dụng chiến lược, lịch trình hay kiểu content như thế nào?
Bạn có thể sử dụng những công cụ như BuzzSumo để có những thống kê đúng đắn về đối thủ. Với những phân tích về đối thủ, hãy nhớ bạn không tìm cách để trực tiếp sao chép những thành công của họ. Bạn chỉ tìm hiểu về lối content đối thủ viết cho khách hàng tiềm năng của bạn để tạo ra những điều đặc biệt cho chiến dịch của riêng bạn.
Xây dựng lại thông tin khách hàng
Có rất nhiều lý do khiến cho chiến dịch content marketing thất bại hoàn toàn. Nhưng lý do chính đó là sự thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
Tạo ra nội dung thu hút lượng lớn người ghé thăm trang web của bạn rất dễ dàng. Nhưng vì không tập trung vào đúng đối tượng người xem, bạn sẽ đi đến một chiến dịch nhìn có vẻ thành công nhưng chẳng thu hút được khách hàng hay tạo ra được lợi nhuận.
Tập trung vào khách hàng sẵn có và những thông tin bạn có về họ – nội dung nào được phản hồi tốt, những gì không hiệu quả như bạn trông đợi. Sự phân tích này giúp bạn xác định kiểu content bạn nên tập trung vào, để tiếp cận trực tiếp khách hàng tiềm năng mà không phí thời gian với những người ghé thăm website nhưng không có hứng thú với bạn. Đừng tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng quá hẹp. Tập trung vào nhiều nhân khẩu học trong dữ liệu khách hàng của bạn để chắc chăn bạn cung cấp nộ dung cho tất cả những người có hứng thú.
Bạn có thể nhận ra rằng thử tiếp cận một nhóm nhân khẩu học khác sẽ giúp chiến dịch của bạn thành công hơn. Vì vậy, hãy cân nhắc những người có thể hứng thú với sản phẩm của bạn trước khi chọn lọc danh sách những khách hàng chính để tập trung sự chú ý của mình.
Tạo ra một chiến lược content mới
Một chiến lược content có thể là trung tâm cho tất cả những điều bạn làm trong chiến dịch.
Một chiến lược được nghiên cứu kĩ sẽ dẫn đường cho nội dung của bạn đi đúng hướng, đam bảo những nỗ lực marketing của bạn có trọng tâm ro ràng và hoạt động để có những thành quả vững chắc. Sự thiếu sót về chiến lược có thể khiến bạn thất bại trong chiến dịch trước. Với chiến dịch mới, điều quan trọng là bắt đầu với những mục tiêu vững vàng để đạt được và tạo ra một lịch trình nhất quán.
Những vấn đề cần tập trung
Đây là một vài những yếu tố then chốt có thể tạo nên hay phá hủy một chiến dịch marketing.
· Xác định một phong cách tốt hơn, phù hợp với khách hàng mà làm bạn khác biệt với đối thủ.
· Chọn loại nội dung đúng với khách hàng mục tiêu
· Tùy chỉnh, cá nhân hóa – nếu bạn chưa cung cấp trải nghiệm cá nhân, bạn nên có. Nội dung của bạn phải phản ánh trực tiếp và cụ thể những gì khách hàng cần.
· Tập trung kêu gọi hành động
Tiến hành những cuộc kiểm tra nhỏ
Trước khi bắt đầu chiến dịch, hãy thử nghiệm một vài hướng khác nhau cho nội dung của bạn. Các thử nghiệm này có thể dành cho một nhóm nhỏ để xem loại nội dung nào thu hút nhất. Bạn cũng có thể tiếp cận những khách hàng hiện tại và hỏi ý kiến cho một hướng đi mới của chiến dịch.
Thậm chí chỉ một thay đổi nhỏ trong khi kiểm tra cũng có thể làm nên sự khác biệt lớn cho một chiến dịch thành công và giúp bạn cung cấp đúng kiểu nội dung cho chiến dịch của mình.
Cuối cùng: tạo ra killer content
(Killer content: là sự tổng hòa của tính liên kết đến thương hiệu, tính thú vị của thông tin và đến từ sự thấu hiểu sâu sắc vấn đề của khách hàng, qua đó mang lại cho họ giải pháp thiết thực và khiến khách hàng tham gia, gắn kết)
Bước cuối cùng là bước phức tạp, tốn thời gian và khó khăn nhất. Hãy đảm bảo bạn có một kế hoạch rõ ràng, vững chắc, khắc phục những sai lầm trong quá khứ. Nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp.