Tâm sự của một Content Writer

0
1005

Điều trước hết tôi muốn nói ở bài viết này đó là bản thân không có ý định sẽ liệt kê các tố chất cần có của một content writer cũng như các phương pháp, kỹ năng để bạn phát triển lĩnh vực này.

Điều mà tôi muốn chia sẻ trong bài viết này chính là sự trăn trở khi làm một content writer… Có thể đúng với tôi, sai với bạn, hoặc đúng với cả hai. Nhưng quan trọng hơn hết, những nỗi niềm mà tôi sắp sửa bộc bạch hi vọng sẽ phần nào nhận được sự đồng cảm của các bạn content writers.

Là một content writer có nghĩa chúng ta sẽ làm công việc chủ yếu là sắp xếp ý tứ và viết cho khách hàng, với các công đoạn bao gồm:

  • Đọc kỹ brief, tìm hiểu khách hàng, đối thủ.
  • Khai thác mong muốn, nhu cầu và ý đồ của khách hàng.
  • Braistorm với account team và community team.
  • Tìm kiếm thông tin liên tục, suy nghĩ, sắp xếp ý tứ và viết.
  • Đo lường phản ứng người đọc, tiếp thu ý kiến phản hồi của khách hàng, chỉnh sửa và tiếp tục viết…

Nhưng theo tôi thì như thế vẫn chưa đủ, tôi thầm nghĩ rằng trong các công đoạn trên dường như chúng ta đang bỏ qua một điều, đó là tự phản biện – phản biện với chính bản thân, phản biện về chất lượng các tác phẩm của mình, từ những status ngắn trên Facebook cho đến một thông cáo báo chí hoặc những bài viết phục vụ cho mục đích PR của các chiến dịch mà mình đang thực hiện… Điều này được bắt nguồn từ những suy nghĩ của tôi trong quá trình xây dựng nội dung cho một số brands: Liệu những gì mình viết có phải là những điều tốt nhất cho khách hàng?

Thực tế thì có một số brands vẫn luôn mong muốn rằng nội dung trên các Social Networks của mình (Facebook, Youtube, Google+ và các mạng xã hội khác) sẽ chứa đựng càng nhiều đặc tính sản phẩm càng tốt, gây ấn tượng nhanh với khách hàng, thúc đẩy sự tương tác, trao đổi thông tin rồi từ đó dẫn đến cảm xúc thích thú và sau cùng là lựa chọn sản phẩm. Và hẳn nhiên là một content writer cũng muốn đạt hiệu quả như thế.

Thế nhưng một content writer có nhiệm vụ phải sản xuất ra nội dung làm sao để làm hài lòng hàng trăm, hàng nghìn hay thậm chí là hàng triệu users, những người đọc status ấy, bài viết ấy, để họ ngẫm nghĩ về nội dung này, thích thú với nội dung kia… Xuất phát từ sự trăn trở trên mà tôi luôn tự phản biện với chính điều mình sắp viết ra, liệu đây có phải là những dòng trạng thái hay và hữu ích nhất, cho cả brands và users.

Đứng giữa ma trận Social Media, khi hàng trăm brands lập Facebook Page và đầu tư vào đấy nào chữ, nào hình, nào game, nào contest thì khi đó thử thách đặt ra là làm sao để nội dung và hình ảnh của brand mà mình đang phụ trách phải thực sự khác biệt và hấp dẫn, thu hút lượt Like/ Comment cao hơn đối thủ, hoặc ít nhất phải là tương đương nhau. Và khi đó mỗi content writer lại càng cần phải tự suy xét về chính mình nhiều hơn nữa, để giờ đây nội dung của mình khi viết ra là điều mà users đọc vàokhông chỉ Like hay Comment mà đôi lúc cũng tác động lên suy nghĩ trong đầu họ. Tôi thiết nghĩ, chỉ có suy nghĩ về một điều gì đó thì mới khiến cho con người ta nhớ lâu hơn về điều ấy.

Với một content writer, mỗi một ngày có thể bạn sẽ viết cho 2 – 3 brands, nội dung nhiều vô kể, status không đếm xuể, và khi đó có content writer nào chịu khó dừng đánh máy một chút, pha 1 tách trà và nghĩ về những gì mình vừa viết ra? Dân gian xưa có câu “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, số lượng tuy nhiều nhưng nếu không đầu tư vào chất lượng thì vẫn thua như thường. Những nội dung không có giá trị hữu ích cho người đọc chính là một sản phẩm tồi, mà nếu sản xuất một sản phẩm tồi rồi đem bán nó thì đó khác nào là một hành động bất hợp pháp?

Và để viết được những nội dung hay và hữu ích, thì tôi nghĩ rằng chúng ta nên thường xuyên suy xét bản thân mình, biết yêu cái đẹp và sự thật, đọc sách báo và tham khảo nhiều tài liệu… và thỉnh thoảng cũng nên sống chậm một chút, suy nghĩ sâu và luôn đặt ra câu hỏi phản biện với chính những gì mình đã viết, sắp viết và sẽ viết. Trách nhiệm của một content writer không chỉ dừng lại ở công việc, với agency và clients, mà còn là trách nhiệm với chính bản thân và “đứa con tinh thần” của họ.

Users đã dành thời gian đọc báo, lên facebook đọc nội dung mà bạn viết, và cũng vì clients đã tin tưởng lựa chọn agency của bạn để xây dựng nội dung, vậy nên họ xứng đáng với những nội dung ý nghĩa và chất lượng nhất từ bạn, một content writer.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here