Vietcombank thay đổi bộ nhận diện thương hiệu là một hệ quả tất yếu trong bối cảnh các ngân hàng tại Việt Nam đang làm mới mình. Việc thiết kế lại bộ nhận diện thương hiệu đem lại những phản ứng trái chiều, gây tốn kém nhưng là một công việc cần thiết.
Font chữ Vietcombank đã có đôi chút thay đổi, màu xanh truyền thống cũng đã có sự biến tướng, thay vào đó là màu xanh của lá mạ non.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank hay VCB) là ngân hàng lớn thứ ba sau Agribank và BIDV. Theo báo cáo của UNDP, Vietcombank là doanh nghiệp lớn thứ sáu Việt Nam (sau Agribank, VNPT, EVN, BIDV và VietsovPetro). Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và thế giới.
Vietcombank hiện có trên 12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết.
Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, với hình ảnh nhận diện thương hiệu được thiết kế khá đơn giản, trang nhã mà ấn tượng với chữ màu trắng và nền màu xanh, VCB trở nên gần gũi và thân thiết với người dân.
Tuy nhiên, trong mấy ngày gần đây, hình ảnh VCB xuất hiện vô cùng lạ lẫm được tung lên mạng khiến các diễn đàn mạng rộ lên một tin đồn rằng ngân hàng thương mại này đang tiến hành thay đổi nhận diện.
Nhận xét
– Logo cũ của Vietcombank được thiết kế thiếu ý tưởng và sai cơ bản trong nguyên tắc thiết kế logo. 3 chữ V, C, B được lồng vào nhau một cách rối rắm khiến người xem không hiểu Vietcombank định truyền tải thông điệp gì thông qua tinh thần của logo này
– Font chữ cũ tuy không quá xấu nhưng nó là Font chữ nghiêng, sẽ không thuận lợi bằng một Font chữ thẳng vì Font chữ thẳng phù hợp với việc tạo dựng niềm tin, là đặc điểm của ngành ngân hàng
Tuy vậy logo mới cũng không phải là một phương án được đánh giá hoàn thiện ở các điểm sau:
– Font chữ chưa đẹp, nên chẳng dùng phương pháp Typography chỉnh các chữ V đầu, e, m, n, a, b vì các chữ này có cảm giác là khuyết một chút. Chữ V trông giống như cổ áo vét thì đúng hơn là tượng trưng cho Victory.
– Hình khối của biểu tượng thì chưa được tốt vì vẫn có các nhược điểm: Logo theo dạng 3D, sẽ rất bất tiện trong các ứng dụng 2D hoặc phương án thi công như làm biển, đúc huy hiệu, cắt mica v.v… Người ta lại phải vẽ thêm phương án logo cho ứng dụng 2D. Khối này chỉ cân bằng nếu treo (kiểu dạng treo áo lên móc) chứ không cân bằng nếu đặt trên mặt phẳng (kiểu để đồ lên bàn)
– Phần chữ Vietcombank dùng màu solid trong khi hình hiệu dụng màu tản (tạo cảm giác 3D). Nó sẽ không tạo nên sự đồng bộ cho logo.
– Slogan nhạt màu, khó đọc, lại để trong cụm logo sẽ ảnh hưởng tới hình khối logo chính vì nó tranh chấp về mặt cung cấp thông tin.