Một ngày của một thương hiệu

0
666

Tôi là một thương hiệu khá nổi tiếng – Ừ, tôi thích nghĩ mình là như vậy. Tôi có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới; có thị phần khá cao và đạt lợi nhuận ở hầu hết các thị trường. Tôi xuất hiện khá lâu trên thị trường (nhưng đừng hỏi tôi bao nhiêu tuổi nhé) và hy vọng như những gì người ta thường nói “thương hiệu không có chu kỳ sống” là đúng.

Tôi được quản lý bởi một anh Giám Đốc Thương Hiệu cao cấp trong công ty. Anh này báo cáo cho hội đồng quản lý thương hiệu – bao gồm các giám đốc các thương hiệu khác và những người khác mà dường như có những quyết định có thê’ ảnh hưởng đến tương lai của tôi. Người ta nghĩ rằng những thương hiệu mạnh thường có cuộc sống dễ thở, nhưng tôi thì khác. Sau đây là một ngày tiêu biểu tôi trải qua:

8:00: Tin về công ty quảng cáo. Công ty quyết định chấm dứt hợp đồng với công ty quảng cáo toàn cầu và sẽ đấu thầu chọn lại công ty quảng cáo khác vào tháng sau. Thật ra công ty quảng cáo hiện thời không đến nỗi tệ nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng họ hiểu rõ tính cách thương hiệu của tôi. Tôi hy vọng các vị quản lý thương hiệu công ty sẽ giới thiệu tôi thật rõ ràng cho công ty quảng cáo mới – Tôi nhớ buổi trước rất tệ.

9:00: Khủng hoảng toàn công ty. Báo chí đưa tin chất lượng sản phẩm được sản xuất tại Pháp cho thị trường Châu Âu có vấn đề. Tôi bị buộc tội là gây ngộ độc cho khách hàng. Tại sao báo chí lúc nào cũng đưa tin tệ đến như vậy? Vấn đề bàn ở đây (mà hầu hết tôi không thể nhắc lại) xoay quanh những điều gì chúng tôi có thể phát biểu với công chúng. Báo chí vẫn tiếp tục gửi fax, không ngừng điện thoại và chúng tôi vẫn chưa thê’ trả lời với công chúng. Mọi việc sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu Phòng Truyền Thông Công Ty không giúp thoát ra tình trạng trên. Có bao giờ họ nghe nói về quản lý khủng hoảng chưa? Và hình ảnh của tôi sẽ ra sao? Khách hàng tin tưởng tôi; tôi đại diện cho chất lượng cao!

10:00: Cuối cùng tin tốt đẹp cũng đến. Tôi được định giá bằng đồng đôla Mỹ và tôi lọt vào top 20 thương hiệu toàn cầu. Tôi đã từng nói với Ban Quản Trị Cấp Cao là tôi không chỉ là một thương hiệu mà còn là một tài sản chiến lược nhưng họ có tin tôi không? Tôi phải tự kiềm chế không phát biểu “tôi đã nói với các ngài như vậy mà”.

11:00: Yêu cầu từ thị trường Châu Á phải thay đổi tính cách thương hiệu của tôi để phù hợp với thị trường địa phương. Anh Giám Đốc Thương Hiệu của tôi khẳng định “không thể nào”. Hoan hô anh ấy! Anh ấy giải thích rằng “Chúng ta phải giữ cho tính cách của thương hiệu nhất quán, tuy nhiên chúng ta có thể nhấn mạnh một vài khía cạnh phù hợp trong chiến dịch tiếp thị và có thể “địa phương hóa” thương hiệu thêm một tí ở lĩnh vực quảng cáo”.

12:30: Ăn trưa nhưng cảm giác khó tiêu. Tôi được yêu cầu phải “kết hợp” với một thương hiệu giải khát có đối tượng khách hàng hoàn toàn khác với khách hàng của tôi. Mặc dù hứa hẹn sản lượng bán hàng tăng – điều mà đội ngủ bán hàng trông đợi – việc kết hợp này không phù hợp với giá trị của tôi. Thật là không phù hợp! Ai muốn được nhìn thấy mình tay trong tay với một sản phẩm tệ hại trên thị trường? Hình ảnh thương hiệu là tất cả!

14:00: Sau khi được tư vấn bên ngoài, Giám Đốc Tiếp Thị đã tra hỏi Giám Đốc Thương Hiệu rằng tôi đang hiện diện ơ’ những ngành kinh doanh nào. Ông ta nhấn mạnh “Không hỏi về kinh doanh của công ty mà là kinh doanh của thương hiệu”. Một câu hỏi tuyệt vời, và câu trả lời có thể đoán được của Anh Giám Đốc Thương Hiệu là ”Tôi sẽ suy nghĩ kỹ về vấn đề này”. Tôi tự hỏi cho đến khi nào anh ấy có thể tìm ra câu trả lời, và điều này sẽ dẫn chúng tôi đến đâu?

14:30: Đây là một sự tra tấn thật sự. Bọn họ đang bàn về việc liệu họ có thể phát triển thương hiệu của tôi ra đến những ngành hàng nào. Ho bàn cãi rất nhiều về đối tượng khách hàng? tại sao? có thành công không? định vị hiện tại của tôi như thế nào? v…v. Tôi cảm thấy rất khó chịu – như một bệnh nhân được định bệnh bởi một nhóm những chuyên viên, mà trong đó có một vài người rất đáng nghi ngờ về lai lịch và năng lực.

16:00: Tin từ Luân Đôn yêu cầu phải “làm mới” tôi bởi vì tôi trông hơi già cõi. Cảm ơn quí ngài rất nhiều – thế còn các ngài thì sao? Tôi không ngại phải mặc chiếc áo mới nếu khách hàng thích, nhưng nên cẩn thận và không nên làm bất cứ điều gì không phù hợp với tính cách của tôi. Phát triển thì tốt nhưng cách mạng thì không. Giám Đốc Thương Hiệu của tôi đáp lại rằng anh ấy sẽ xem xét vấn đề này.

16:30: Không khí ảm đạm bao trùm tất cả mọi nơi. Tình hình kinh doanh đã đi xuống hơn 2 tuần qua và đây là đề tài của tất cả các cuộc thảo luận. Các vị quản lý cao cấp muốn cắt giảm thời gian quảng cáo- “Giảm toàn bộ chi phí quảng cáo và tiếp thị của tất cả các thương hiệu” đã trở thành vấn đề khẩn cấp nhất. Một nhóm cho rằng “nếu chúng ta tập trung nhiều hơn vào một số ngành hàng thì việc cắt giảm ngân sách là tốt” trong khi nhóm kia cho rằng “nếu đối thủ của chúng ta đang im hơi lặng tiếng thì đây là thời điểm để đầu tư quảng cáo nhiều hơn để tăng thị phần và được người tiêu dùng nhớ là thương hiệu luôn luôn bên cạnh họ”. Tôi thích lập luận của nhóm sau nhưng tôi e rằng việc cắt giảm ngân sách sẽ được chọn.

18:00: Khi gần như kết thúc một ngày thì tôi được báo rằng chương trình “Cải thiện mối quan hệ khách hàng” đã được duyệt cho xúc tiến. Tuyệt vời! Bây giờ tôi có thể bắt đầu làm quen với từng khách hàng, và chăm sóc những khách hàng trung thành. Tôi hy vọng rằng nhóm quản lý thương hiệu không bị lôi cuốn quá nhiều vào công nghệ mà quên rằng mối quan hệ tốt này có thể mang lại lợi ích như thế nào cho người tiêu dùng.

18:30: Đã đến lúc tôi phải rời công ty rồi. Tôi phải tham dự một chương trình mà tôi là nhà tài trợ đêm nay. Hẹn gặp các bạn vào ngày mai!

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here