Việt Nam: Mảnh đất màu mỡ của các thương hiệu nhượng quyền đến từ Mỹ

0
661

Đã có 42 thương hiệu trong lĩnh vực nhà hàng bán thức ăn nhanh, bánh, cà phê, đồ uống, lẩu nướng… nước ngoài vào thị trường Việt Nam trong vòng 8 năm qua (từ 2007-2015).

Thống kê của Vụ Thị trường trong nước và Viện Nghiên cứu Thương mại cho biết, trong hơn 8 năm qua từ 15/1/2007 đến 15/7/2015, Vụ Thị trường trong nước đã cấp phép cho 137 thương nhân và 148 thương hiệu/nhãn hiệu nước ngoài vào Việt Nam.

Trong đó, lĩnh vực nhà hàng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,7%) bao gồm 42 thương hiệu như các nhà hàng bán thức ăn nhanh, bánh, cà phê, đồ uống, nhà hàng lẩu nướng.

Tiếp theo là thời trang (19,3%, 19 thương hiệu), giáo dục đào tạo (14,1%, 17 thương hiệu), cửa hàng tiện lợi (2,2%, 3 thương hiệu), cửa hàng bán lẻ khác (10,4%, 15 thương hiệu)…

Doanh nghiệp Mỹ tham gia đông nhất với 35 doanh nghiệp, thứ hai là Singapore với 24 doanh nghiệp. Xếp vị trí thứ 3 là Anh.

Các thương hiệu nhà hàng, thức ăn, đồ uống Mỹ đã đổ bộ vào Việt Nam như McDonald’s, Baskin Robbins, Haagen-Dazs, Carl’s Jr, Starbucks, Dunkin’ Donut…

Trong lịch sử, các nhà nhượng quyền thương hiệu Mỹ đã từng quay sang các nước láng giềng như Canada và Mexico, các quốc gia nói tiếng Anh như Anh Quốc và Australia, hay các nền kinh tế đang phát triển nhanh và lớn mạnh như Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, cuộc đổ bộ gần đây của doanh nghiệp quốc gia này chủ yếu nhắm vào các thị trường ASEAN: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, đặc biệt là Việt Nam.

Nguyên nhân các nước ASEAN đang là mục tiêu chính cho việc mở rộng nhượng quyền của doanh nghiệp Mỹ là dựa trên dân số đông và nền kinh tế đang phát triển nhanh. Khu vực này có hơn 600 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội đã vượt trội so với Ấn Độ.

Doanh nghiệp Mỹ tham gia nhượng quyền tại Việt Nam đông nhất với 35 doanh nghiệp, thứ hai là Singapore với 24 doanh nghiệp. Xếp vị trí thứ 3 là Anh.

“Có một tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở các nước này,” Bill Edwards, người điều hành công ty nhượng quyền phát triển quốc tế Edwards Global Services cho biết. “Họ muốn tiêu tiền vào thương hiệu. Và họ nhận ra rằng nếu đó là một thương hiệu quốc tế, nó sẽ đi kèm chất lượng, tiện nghi và dịch vụ khách hàng”.

“Mong muốn của khách hàng hiện nay là pizza, ăn uống kiểu gia đình, và món tráng miệng. Đó là những lĩnh vực đang nhìn thấy sự tăng trưởng nhất bây giờ”, Edwards nói thêm.

Bà Beth Solomon – Phó chủ tịch hiệp hội nhượng quyền quốc tế của Mỹ cho rằng, lý do khiến các thương hiệu đồ ăn nhanh hàng đầu tìm đến VN đó là Việt Nam có dân số tương đối trẻ, thu nhập của nhóm trung lưu ngày càng tăng và thích làm quen với sản phẩm mới. Thế nên, việc các tập đoàn chuyên về thức ăn nhanh đổ vào Việt Nam đã được dự đoán trước.

So với các nước khác trong khu vực, thị trường Việt Nam còn khá mới và tiềm năng. Vì vậy, đây chính là thời điểm phù hợp để các doanh nghiệp Mỹ tham gia vào thị trường nhượng quyền tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, hình thức nhượng quyền sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, bớt rủi ro và gánh nặng về quản lý khi mở rộng thương hiệu ra nhiều thị trường.

Trước đó, đánh giá về nền kinh tế Việt Nam, ông Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế, trưởng ANZ khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho rằng chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đang duy trì ở mức ổn định khi sự phục hồi kinh tế trở nên vững chắc hơn.

“Nền kinh tế Việt Nam hiện đã chạm đáy và chúng tôi dự đoán sự phục hồi sẽ tiếp diễn trong giai đoạn 2015 và 2016. Cơ chế truyền dẫn của một nền kinh tế phục hồi vững chắc đến niềm tin người tiêu dùng là khá rõ ràng” – Ông Glenn Maguire khẳng định.

Mặc dù nói Việt Nam là “miếng bánh” cho các doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền vào không sai nhưng miếng bánh ngọt này chưa đủ độ “ngọt”.

Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam và sự hình thành tổng thu nhập sẽ cải thiện trong những quý tiếp theo. Sự phục hồi vững chắc và liên tục sẽ khiến các hộ gia đình trở nên tự tin hơn để chi tiêu, đẩy mạnh hơn nữa phục hồi nhu cầu nội địa.

Mặc dù nói Việt Nam là “miếng bánh” cho các doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền vào không sai nhưng miếng bánh ngọt này chưa đủ độ “ngọt”. Thực tế, người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với thức ăn nhanh, trong khi sản phẩm của các cửa hàng khá giống nhau nên cuộc cạnh tranh sẽ càng khốc liệt và doanh nghiệp nào có độ lan tỏa càng rộng, có được những vị trí đắc địa thì cơ hội thành công càng lớn.

Đừng quên rằng, trước khi có được thành công như hiện tại, KFC đã phải mất 7 năm chịu lỗ. KFC có những thay đổi đề phù hợp với khẩu vị và tâm lý tiêu dùng của người Việt.

Và sự xuất hiện của các thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu thế giới tại Việt Nam sẽ khiến cho cục diện thị trường thức ăn nhanh Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh rất mạnh. Đương nhiên, thị phần các thương hiệu đang bám rễ chắc như KFC, Lotteria chắc chắn sẽ bị vẽ lại.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here