Sử dụng video trên Facebook và Instagram là cách hiệu quả để thu hút nhiều sự quan tâm hơn. Thông qua đó, thương hiệu có thể dễ dàng truyền tải thông điệp qua các câu chuyện của riêng mình. Tuy nhiên, các video trên Facebook và Instagram thường có độ dài ngắn hơn trên Youtube. Vì thế, điều này đòi hỏi video phải thực sự hấp dẫn đến người xem chỉ trong ít phút để họ chia sẻ, tương tác. Để làm được, các marketer cần phải nắm rõ những “quy luật” riêng của hai loại platform này bao gồm cả cấu trúc và nội dung của chúng.
Facebook và Instagram khác với YouTube và các nền tảng video như thế nào ?
Ở YouTube, người dùng thường tìm kiếm các video có chủ đề cụ thể, trong khi đó trên Facebook họ vô tình thấy video xuất hiện trên bảng tin của mình. Hầu hết các video trên Facebook đều theo concept là “làm thế nào (how to)” hoặc để “nói chuyện (talking head)”. Bạn sẽ không thấy các liên kết nhúng vào các video khác trên Facebook, và lưu ý các video này có thời hạn sử dụng ngắn hơn các YouTube video.
Hơn 65% lượt xem video Facebook đến từ các thiết bị di động, trong khi số còn lại vẫn xem trên YouTube bằng máy tính, vì họ cho rằng màn hình lớn mang lại trải nghiệm tốt hơn. Với marketer, điều này có nghĩa nội dung trên YouTube cần phải được biến đổi lại trước khi đăng tải lên Facebook.
Có sự khác biệt nhỏ nhưng không kém quan trọng giữa video của Facebook và Instagram. Facebook yêu cầu các video phải có chiều rộng tối thiểu là 400 pixel, trong khi Instagram muốn chúng phải đạt 600 pixel mới có thể hiển thị trên tin người dùng.
Các video của Instagram không được vượt quá 60s, trong khi Facebook cho phép với độ dài 240 phút. Ngược lại, Facebook giới hạn 125 ký tự cho phụ đề, còn Instagram thì đến 2200 ký tự.
Facebook và Instagram vẫn có nhiều điểm tương đồng về các format của video và một số yêu cầu khác, cho phép các marketer hiển thị tối ưu hóa cho cả hai định dạng cùng một lúc.
Mặc dù là hai platform khác nhau, nhưng điểm mấu chốt vẫn là chất lượng của video. Chỉ khi các video được thực hiện tốt ngay từ đầu, thì chúng mới đạt hiệu quả cao. Hằng ngày, người dùng có hơn 100 triệu giờ đồng hồ để xem video, đòi hỏi có rất nhiều sự cạnh tranh. Đây là 6 cách giúp video của bạn nổi bật trên Facebook và Instagram:
- Thu hút sự chú ý trong tích tắc
Bạn có thể “bắt” người dùng xem video của mình bằng cách tác động vào các yếu tố thị giác phong phú, chẳng hạn bắt đầu bằng một câu hỏi, hoặc một tuyên bố khiến mọi người không thể không tò mò và nhấp vào.
3s đầu tiên của video rất quan trọng, vì việc kể chuyện bằng các social video khác với câu chuyện được thấy trên truyền hình. Thêm vào đó, nếu video không được phát trong ít nhất 3s, bạn sẽ không thể ghi lại “chế độ xem” trong số liệu thống kê tương tác.
Bắt đầu với những nội dung tích cực có lẽ là tốt nhất, với hình ảnh bắt mắt đi kèm với những tín hiệu thương hiệu tinh tế, để khách hàng của bạn có thể dễ xác định. Vì theo nghiên cứu, não bộ con người tiếp thu hình ảnh nhanh gấp 60.000 ngàn lần so với văn bản.
2. Chọn hình thumbnail nổi bật nhất
Đôi khi, chỉ cần một hình thumbnail đặc biệt, có thể tạo ra sự khác biệt về video của bạn nếu chúng có những cốt chuyện, những nội dung tương tự hàng nghìn video khác. Điều quan trọng là bạn cần phải cẩn thận trong việc chọn hình, không chỉ sử dụng lại khung hình mà trước đó có người đã tạo ra.
3. Đảm bảo video vẫn hoạt động tốt nếu không có âm thanh
Các video gốc trên Facebook và Instagram thường tự động phát mà không có âm thanh. 85% các video Facebook được xem không tiếng, và mọi người cũng sẽ có thói quen không bật tiếng ngay cả khi có sẵn. Và khi đó, chất lượng video hoàn toàn phụ thuộc vào phụ đề, hình ảnh.
4. Độ dài ngắn
Tương tác trên Facebook và Instagram có xu hướng giảm nếu thời lượng video tăng lên. Các video càng ngắn càng được quan tâm hơn. Theo HubSpot, độ dài của video tối ưu để thu hút lượng tham gia, chia sẻ và tạo nhận thức thương hiệu (brand awareness) ở Facebook là 1 phút, còn Instagram là khoảng 30s, và video thường nhận được nhiều bình luận nhất không nên vượt quá 26s.
5. Chọn đúng lời kêu gọi hành động (call to action)
Sử dụng tính năng tích hợp trong trình tải video để thêm lời hành động vào tất cả video của bạn, cho dù đó là quảng cáo hay một phần của content marketing. Đừng bị bó buộc trong những cụm từ call to action hiển nhiên như:”mua ngay”, “tìm hiểu thêm”… mà hãy sáng tạo chúng theo cách riêng của bạn. Hoặc sử dụng các cụm từ hành động trực tiếp trên Facebook và Instagram như “xem nhiều hơn” hay “đăng ký” có thể tăng lượt tương tác cao.
6. Tải lên video trực tiếp thay vì chia sẻ lại liên kết
Không chỉ chia sẻ từ YouTube, Vimeo hoặc các trang khác, mà hãy tải lên video gốc tự động phát trên Facebook, để chúng có thể hiển thị trong thư viện video của bạn, để khi người dùng có nhu cầu xem lại, họ sẽ dễ dàng tìm đến trang của bạn nhiều hơn.