10 Bước chinh phục mục tiêu của Richard Branson

0
689

Sir Richard Branson – người nằm trong 1% dân số sở hữu khối tài sản bằng phần còn lại của thế giới – là một doanh nhân biết cách làm thế nào để đạt được những điều phi thường.

Có thể, bạn đã từng nhận được lời khuyên rằng để có được hiệu quả làm việc tốt nhất, bạn nên “phá vỡ” thời gian của mình thành từng phần, tức là thiết lập một danh sách những việc nhỏ phải làm thay vì một bản danh sách những công việc lớn phải hoàn thành. Branson cũng khuyên tương tự.

Nhưng, điều gì đã khiến những lời khuyên của Branson trở nên đặc biệt hơn và bạn nên phân tích chúng như thế nào để có thể áp dụng chúng phù hợp với bản thân?

Các nguyên tắc cơ bản ẩn chứa trong lời khuyên của ông thoạt nghe có vẻ rất đơn giản, như việc viết mục tiêu ra giấy. Nhưng Branson nhấn mạnh rằng để biến giấc mơ thành hiện thực sẽ đòi hỏi nhiều công việc hơn so với động tác chỉ đơn thuần là đặt bút lên giấy.

Những ý tưởng được chia sẻ trên blog cá nhân của Richard Branson (Virgin.com) có thể giúp bạn chinh phục được mục tiêu của mình. Nắm được những ý tưởng ấy, Jessica Stillman – một nhà văn tự do, một cây bút của Inc. và CBS MoneyWatch, GigaOm và Brazen Careerist – đã tổng hợp lại thành “quy trình” chinh phục mục tiêu của Richard Brason. Chúng bao gồm 10 bước như sau:

1. Viết ra mọi ý tưởng của bạn. Hãy nhớ, không có ý tưởng nào là quá nhỏ và cũng không có ý tưởng nào là quá lớn.

2. Luôn mang theo bên mình một quyển sổ tay. Khi một ý tưởng xuất hiện, đừng để chút vuột qua mất chỉ vì bạn không biết nhớ chúng như thế nào. Bạn có thể sử dụng một thư mục trên điện thoại làm nơi lưu trữ ý tưởng, nhưng tốt nhất là viết ra giấy bởi chúng giúp bạn nhớ lâu hơn.

3. Tìm phương pháp diễn đạt ý tưởng để hỗ trợ cho công việc của bạn. Như sử dụng những điểm nhấn (bullet-points), biểu đồ (charts) hay nhiều cái khác, miễn là chúng phù hợp với bạn. Với Branson, ông tìm thấy sự kết hợp giữa những câu từ ngắn và hình ảnh phác họa là cách làm tốt nhất cho mình.

4. Lập một bản danh sách nhiệm vụ nhỏ có thể hoàn thành mỗi ngày. Khi phân chia một ngày của bạn thành những phần nhỏ thì bạn sẽ hoàn tất được nhiều việc hơn.

5. Đánh dấu “kết thúc” cho mỗi nhiệm vụ đã hoàn thành. Tất nhiên, bạn sẽ cảm thấy ít thỏa mãn hơn so với việc hoàn thành một công việc lớn.

6. Đo lường mục tiêu. Nếu không biết kế hoạch của mình đang hoạt động đến đâu, bạn sẽ sẽ rất khó kiểm soát kế hoạch.

7. Thiết lập những mục tiêu lâu dài. Sự quyết tâm không nên bị giới hạn chỉ trong những mục tiêu ngắn. Hãy đặt câu hỏi mình muốn đạt được những điều gì trong “50 năm” thay vì “5 năm”.

8. Danh sách mục tiêu của bạn có thể bao gồm cả những mục tiêu cá nhân, không nhất thiết chỉ có mục tiêu kinh doanh. Không có khoảng cách giữa công việc và cuộc sống, vì tất cả đều làm nên cuộc đời của bạn.

9. Chia sẻ mục tiêu của mình với những người khác. Việc này sẽ giúp bạn và những người khác có thêm động lực để bền bỉ theo đuổi mục tiêu. Nhưng hãy nhớ rằng, cuối cùng thì bạn làm điều này là cho bản thân mình.

10. Có thể tự chúc mừng bản thân khi thành công và sau đó tiếp tục thiết lập danh sách những mục tiêu mới. Các chu kỳ nên tiếp tục lặp lại như thế, điều đó sẽ giúp bạn làm và đạt được nhiều hơn.

Branson có những chiếc hộp mà bên trong là những ghi chú và danh sách những mục tiêu đã hoàn thành, và ông tiếp tục bận rộn làm nhiều việc hơn nữa để có thêm những chiếc hộp như thế.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here