Agency cần làm gì để giữ chân nhân viên sau Tết âm lịch?

0
1011

Emma Dale, đồng sáng lập và là Managing Director của Công ty Tư vấn và Tuyển dụng nhân sự PR Prospect, đã cho những lời khuyên hữu ích để giữ các nhân sự tài năng của agency không bỏ việc sau khi Tết âm lịch kết thúc.

Tết âm lịch vừa kết thúc ở Châu Á, đây là thời điểm nhân viên đã / sắp nhận lương thưởng cuối năm, gửi ngân hàng, hưởng thụ mùa Tết và… nghỉ việc. Làm công tác tuyển dụng ở Châu Á trong 6 năm qua, tôi cảm thấy việc các công ty chờ nhận thư nghỉ việc của nhân viên là một phần của văn hóa và sự tổn hao nguồn nhân lực tại Châu Á.

Tuy nhiên, có một vài chiến lược đơn giản mà các công ty có thể thực hiện trong năm để chắc chắc mình có thể giữ chân các nhân tài ở lại và ngăn chặn tình trạng nhân viên nghỉ việc sau khi nhận tiền thưởng.

1. Chia tiền thưởng thành nhiều phần

Đừng theo quy tắc trả thưởng vào dịp Tết âm lịch, hãy chia các khoản thưởng đều ra trong năm để không làm cho nhân viên mong đợi một số tiền lớn trước khi nghỉ việc. Tại sao bạn phải thưởng cho nhân viên giỏi nhất của mình một số tiền lớn rồi nhìn họ ra đi?

2. Thường xuyên đáng giá năng lực trong năm

Giữ quy tắc đánh giá năng lực thường xuyên sẽ tạo ra sự gắn kết của nhân viên, làm cho họ cảm thấy vui vẻ và ngăn chặn những tình huống nghỉ việc bất ngờ. Đây là điều bắt buộc để công ty giúp nhân viên hiểu về vai trò của họ trong công ty và để họ đưa ra phản hồi thường xuyên và chân thật.

3. Nhân viên có đang làm việc quá sức và muốn nhảy việc không?

Các công ty luôn muốn có kết quả tốt nhất, vì thế họ thường bắt những nhân viên giỏi nhất làm việc quá sức và quá nhiều. Đây chính là nguyên nhân làm cho nhân viên muốn nghỉ việc. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần không làm tăng năng suất mà chỉ càng làm nhân viên thấy mệt mỏi và không hài lòng.

4. Thưởng cho nhân viên giỏi

Hãy đưa ra lí do hay hơn để nhân viên ở lại. Nếu đó là những nhân viên giỏi, siêng năng và hoàn thành trách nhiệm tốt, hãy tăng lương hoặc thăng chức cho họ. Họ không phải yêu cầu điều đó.

Trách nhiệm của công ty phải tạo ra định hướng nghề nghiệp và cơ hội phát triển để nhân viên thấy được tương lai của họ tại công ty và trở nên gắn kết hơn.

5. Hướng nghiệp

Hầu hết nhân viên quyết định nghỉ việc vì họ cảm thấy không có cơ hội phát triển sự nghiệp. Đôi khi họ đoán họ không thể tiến xa và họ nghỉ việc mà không trò chuyện với người quản lý. Đây không phải là tư tưởng, mà là trách nhiệm của công ty phải tạo ra định hướng nghề nghiệp và cơ hội phát triển để nhân viên thấy được tương lai của họ tại công ty và trở nên gắn kết hơn.

6. Trung thành & lòng tin

Nếu công ty có môi trường đáng tin cậy và cho phép nhân viên làm việc tự do, không cần đến văn phòng, hầu hết mọi người sẽ muốn ở lại. Nếu họ tin vào nguyên nhân và thấu hiểu sứ mệnh cũng như giá trị của công ty, họ sẽ trung thành hơn và ít muốn chuyển việc hơn.

7. Lời hứa

Ít khi nào công ty có thể hứa tăng lương hoặc tăng chức cho nhân viên rồi thay đổi nó. Đây là điều tồi tệ nhất công ty làm. Trong trường hợp này, nhân viên sẽ cảm thấy thất vọng và mất giá trị, họ sẽ muốn bỏ đi.

Nếu bạn lo lắng rằng nhân viên bạn sẽ nghỉ, vẫn còn thời gian để xoay chuyển tình hình bằng cách tuân theo chiến lược trên. Công ty không cần phải thực hiện tất cả, nhưng chỉ áp dụng một điều thì đủ tạo nên khác biệt để giữ lại tài năng của bạn.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here