Vì sao người Mỹ “ngán” khởi nghiệp?

0
1040

Để trở thành Mark Zuckerberg kế tiếp, người Mỹ cần can đảm và bắt đầu mở công ty. Song họ lại chẳng làm thế. Đâu là lý do của điều này?

Theo CNN, sáng tạo doanh nghiệp mới – hay startup, khởi nghiệp – tại Mỹ đang ở mức thấp nhất gần 40 năm. Chỉ có 452.835 doanh nghiệp mới ra đời vào năm 2014, theo số liệu điều tra dân số gần nhất mà nước này công bố hồi tuần trước. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 500.000 đến 600.000 doanh nghiệp mới mở ra mỗi năm ở Mỹ từ cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 2000.

“Có sự suy giảm dài hạn trong tinh thần kinh doanh”, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao Arnobio Morelix tại Kauffman Foundation, nơi theo dõi các startup, cho biết. Đại suy thoái là “sát thủ” giỏi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Người Mỹ không bắt đầu công ty mới vì họ có ít tiền và can đảm để làm thế trong những ngày kinh tế ảm đạm. Khi đó, có những kỳ vọng tinh thần doanh nghiệp Mỹ sẽ tăng trở lại khi kinh tế phục hồi.

Dù vậy, điều này không xảy ra. Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi tại Moody’s Analytics: “Chúng ta đã đi đủ xa ra khỏi bóng tối, lực hút của suy thoái và khủng hoảng. Mọi người lẽ ra đang sẵn sàng để chấp nhận rủi ro”.

Câu hỏi lớn ở đây là vì sao có thực trạng này và nó ảnh hưởng ra sao đến công ăn việc làm. Từ trước đến nay, doanh nghiệp mới Mỹ là các bên thuê mướn nhân viên nhiều nhất. Dưới đây là vài lý do chính, theo các chuyên gia như Morelix và Zandi.

1. “Walmart hóa” nước Mỹ: Có sự thay đổi lớn trong các dây chuyền toàn quốc, thoát khỏi những cửa hàng nhỏ lẻ, cũ kĩ. Giới doanh nghiệp nhỏ cảm thấy khó lòng cạnh tranh với các chi nhánh Walmart về giá cả, vì họ thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để lấy nguồn hàng rẻ từ nước ngoài. Gia công phần mềm và tự động hóa cũng “cướp” việc làm của các công ty trẻ từng kinh doanh bằng cách cung cấp kế toán địa phương.

2. Quy định: Mở một doanh nghiệp, thậm chí chỉ một cửa hàng đơn giản, đòi hỏi ngày càng nhiều giấy phép và giấy đăng ký. Hãy nghĩ tới chuyện chẳng ngân hàng mới nào ra đời kể từ thời khủng hoảng và lúc dự luật Cải cách Tài chính Phố Wall và Bảo vệ Người tiêu dùng (Dodd-Frank) được thông qua. Các doanh nghiệp cũng đặt nhiều câu từ ý nói “không cạnh tranh” trong hợp đồng, nhằm ngăn nhân viên hiện tại bỏ việc và bắt đầu doanh nghiệp riêng, ít nhất là trong vài tháng hay vài năm.

3. Công ty lớn kinh doanh nhiều hơn: Văn hóa khởi nghiệp hiện thấm nhuần trong các hãng lớn, chẳng hạn như Google và Tesla. Họ có nhiều mảng kinh doanh nghiên cứu và thử nghiệm – nơi những người trẻ thích thú muốn tham gia thay vì tự làm một mình.

Ông Zandi còn nhắc đến một yếu tố khác: “Những doanh nghiệp lớn hơn đang tạo ra rất nhiều việc làm. Chúng ta không nhận được nhiều sự ưa thích cho các doanh nghiệp nhỏ và startup”. Bộ Lao động Mỹ có theo dõi số việc làm mới đến từ các công ty có tuổi đời ít hơn một năm. Họ nhận thấy rằng số liệu này chạm đỉnh ở 4,7 triệu việc làm vào năm 1999, khi bong bóng dot-com bùng nổ. Song đến năm ngoái, chỉ còn 3 triệu việc làm mới đến từ các startup.

Hiện có kỳ vọng cho rằng mức giảm startup đang chạm đáy. Người Mỹ thích xem các chương trình truyền hình về khởi nghiệp, chẳng hạn như “Silicon Valley” của kênh HBO và “Shark Tank” của đài ABC, nơi doanh nhân bán ý tưởng của họ lấy tiền mặt. Chỉ số Hoạt động Khởi nghiệp Kauffman cũng tăng vọt kể từ năm 2014. Ngoài ra, đa số mọi người khởi nghiệp ở tuổi 30. Người trẻ lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội (Millennial) ở Mỹ cũng chỉ vừa chạm ngưỡng 30.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here