Tổng biên tập Washington Post nói về cái chết từ từ của báo in

0
691

Khi Liev Schreiber tới tòa soạn Washington Post để gặp mặt tổng biên tập Marty Baron, cựu ký giả đã cố gắng giữ kín chuyện này.

Baron không nói với ai về việc diễn viên từng giành giải thưởng đã tới trò chuyện với ông để có tư liệu nhập vai trong bộ phim “Spotlight” nhưng tin tức vẫn lộ ra. Cuối cùng, Baron phải thừa nhận rằng Schreiber không tới gặp ông chỉ để chuyện phiếm.

“Tôi nhận ra sau một lúc nói chuyện rằng đây không phải cuộc phỏng vấn hay quan sát. Anh ấy cố gắng tìm cách hiểu kiểu cách của tôi, cách tôi nói chuyện và tất cả mọi thứ.”

Liên quan việc “Spotlight” giành một giải thưởng ​Pulitzer, Baron đã chia sẻ với người đứng đầu trang báo chí Poynter danh tiếng Tim Franklin về trải nghiệm trở thành một nhân vật được khắc họa trong phim của mình.

Ông nhanh chóng từ chối việc được coi như một “anh hùng” trong cuộc điều tra năm 2002 của nhóm Spotlight nhằm vạch trần câu chuyện lạm dụng tình dục trong Nhà thờ ​Giáo hội ​Công giáo và giúp The Boston Globe giành giải thưởng uy tín đó.

“Tôi không nghĩ mình thích nghe từ ‘anh hùng.’ Chúng tôi chỉ làm việc của mình, đó là bắt những người có quyền lực phải chịu trách nhiệm.”

Tại một thời điểm quan trọng trong cuộc điều tra, Baron đã khuyến khích các phóng viên chứng minh rằng giới tăng lữ đang bao che cho những kẻ lạm dụng trẻ em. Đây là một sự mạo hiểm, ngay cả khi The Globe đã bắt tay vào một cuộc điều tra lớn về hàng chục linh mục ấu dâm đã phạm tội mà không bị trừng phạt.

Nhưng Baron biết như vậy là không đủ.

“Tôi không nghĩ rằng như thế là đủ. Đây không phải lần đầu tiên người ta viết về những linh mục lạm dụng trẻ em.”

Vì vậy, The Globe đã tiếp tục điều tra cho tới khi tìm được những tài liệu tòa án chứng minh rằng Tổng giáo phận Boston đang khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Đó đã là chuyện của hơn một thập kỷ trước. Liệu Baron có ra quyết định tương tự trong bối cảnh ngày nay, khi ​Internet đã tăng tốc chu trình tin tức và thúc đẩy cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn không?

“Ngày nay sẽ rất khó để bám trụ vào một câu chuyện và nói rằng, “chúng tôi sẽ tìm ra chuyện còn lớn hơn”. Chúng ta đang cạnh tranh lẫn nhau từng phút một. Đôi khi là từng giây một.”

Sự lây lan của tin tức giả đã trở thành một vấn đề và hoạt động nâng cao hiểu biết của độc giả giữ vai trò then chốt trong việc chống lại tin tức giả.

Bản chất hay thay đổi của ngành kinh doanh truyền thông cũng được bộc lộ khi Baron được hỏi về tương lai bản báo in của Washington Post. Ông trả lời ngắn gọn: “Tôi chỉ có một từ cho báo in thôi: Nghiệt ngã”.

Ông dự đoán rằng phiên bản báo in sẽ còn tồn tại “trong ít nhất 5 năm,” nhưng cũng lưu ý rằng cuối cùng bản báo in của Washington Post cũng sẽ “chỉ chiếm một phần nhỏ trong việc kinh doanh và chúng tôi sẽ không quan tâm nhiều về nó.”

Baron cho biết tương lai của tờ báo nằm ở việc kinh doanh nội dung kỹ thuật số. Ở mặt trận này, Washington Post may mắn có người chủ là nhà sáng lập của trang Amazon, Jeff Bezos, người từng cung cấp tài chính dư dật và vạch ra một chiến lược kinh doanh mới cho tờ báo: từ bỏ việc là tờ báo địa phương lớn nhất Washington D.C. và trở thành một ấn phẩm quốc tế.

Theo Baron, sự hiện diện của Bezos chỉ gói gọn trong việc đưa ra những chỉ dẫn kinh doanh và không bao giờ can thiệp vào tòa soạn. Bezos cũng có những cử chỉ cá nhân quan trọng như bất ngờ bay tới New York hồi tháng trước để chứng kiến Baron nhận giải Hitchens.

“Ông ấy rất tận tụy. Ông ấy cũng rất thông minh. Tôi thấy đó là một người giàu có nhưng rất thực tế.”

Bezos từng là đối tượng miệt thị của Donald Trump trong cuộc tranh cử. Tổng thống đắc cử từng buộc tội doanh nhân tỷ phú có ý gây ảnh hưởng đến việc đưa tin của Washington Post.

Nhưng theo Baron, Bezos không hề tìm cách gây ảnh hưởng lên các biên tập viên, và việc Washington Post đưa tin một cách không thích đáng là không đúng. Thực tế, khái niệm về tin “tích cực” hay “tiêu cực” rất xa lạ với Baron.

“Tôi không nghĩ về chuyện đó như vậy. Tôi nghĩa về việc chúng ta cần biết gì, và chúng ta tìm thông tin bằng cách nào?”

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Poynter, Baron cũng chia sẻ một số nhận xét về các đồng nghiệp trong ngành truyền thông. Ông nói rằng hiệu quả hoạt động toàn thể của các nhà báo trong năm 2016 “có cả mặt tốt và mặt chưa tốt”.

Mặt tốt là báo chí điều tra, giống như những tin tức mà phóng viên điều tra David Fahrenthold chia sẻ trên Twitter của Washington Post. Mặt chưa tốt là đưa tin trực tiếp về những cuộc míttinh của ông Donald Trump, ngay cả khi chẳng hề có mặt ông ở đó.

“Đó không phải là báo chí,” Baron nói. “Đó là quảng cáo.”

Sau khi trò chuyện với Franklin, Baron cũng đã trả lời những câu hỏi từ khán giả. Ông lưu ý rằng sự lây lan của tin tức giả đã trở thành một vấn đề và hoạt động nâng cao hiểu biết của độc giả giữ vai trò then chốt trong việc chống lại tin tức giả.

Ông cũng tỏ thái độ ủng hộ việc công bố những tài liệu rò rỉ mang nội dung lý thú, ngay cả khi chúng tới từ những nguồn không được chính thống. Và ông cũng ủng hộ việc đưa tin về những dòng tweet của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, và lấy ví dụ về một bài đăng gần đây khiến cổ phiếu của Boeing rơi vào trạng thái hỗn loạn tạm thời.

“Tôi nghĩ rằng điều chúng tôi có thể làm là đưa tin và chỉ ra rằng đâu là sự thật và đâu không phải sự thật…. Chúng tôi có hai người làm công tác xác minh. Và tôi có thể khẳng định là họ chưa bao giờ bận hơn bây giờ”.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here