Tốn 7.000 tỷ dán tem, giá bia sẽ tăng mạnh?

0
888

Nhận định này được Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát đưa ra nếu việc thực hiện dán tem bia được thực hiện.

Tại buổi tọa đàm “Quy hoạch và Công tác quản lý ngành bia Việt Nam” được tổ chức sáng 14/5, đại diện Hiệp hội Bia Rượu – Nước giải khát cho biết, để thực hiện việc dán tem bia, các doanh nghiệp phải bỏ chi phí đầu tư thiết bị, chi phí mua tem, chi phí quản lý, bảo dưỡng vận hành.

Từ đó làm tăng chi phí giá thành, giảm lợi nhuận và giảm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm cổ tức vốn nhà nước. Nhận định này được Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát đưa ra nếu việc thực hiện dán tem bia được thực hiện.

Cụ thể theo tính toán của Hiệp hội, hiện nay với trên 100 nhà cơ sở sản xuất bia với khoảng 200 dây chuyền chiết lon, chai, hơi, tươi thì chỉ riêng vốn đầu tư mua máy dán tem ngành bia phải bỏ vào đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng với mức bình quân là 5 tỷ đồng/máy.

Ngoài ra, còn phải đầu tư máy móc thiết bị quản lý tại các cơ quan quản lý từ trung ương tới địa phương theo nội dung các đề án “Nâng cao quản lý nhà nước về ngành bia”.

Về chi phí tem hàng năm, để dán tem các doanh nghiệp phải chi phí mua tem. Do đó, với giá tem 200 đồng/chiếc, với sản lượng bia sản xuất trên 3 tỷ lít hiện nay thì cũng phải mất khoảng 10 tỷ đồng/năm.

Như vậy, chi phí tiền tem hàng năm của doanh nghiệp phải bỏ ra khoảng 2.000 tỷ đồng.

Về chi phí quản lý vận hành, ngoài chi phí đầu tư thiết bị, chi phí mua tem, các doanh nghiệp còn phải chi phí quản lý, nhân công vận hành bảo dưỡng thiết bị.

Theo tính toán của doanh nghiệp ngành bia thì chi phí này của toàn ngành bia rơi vào khoảng 1.000 tỷ đồng.

“Như vậy, để dán tem bia, các doanh nghiệp sẽ tăng chi phí cho một sản phẩm từ 650-700 đồng/sản phẩm. Do vậy, với sản lượng 10 tỷ sản phẩm/năm, ngành bia sẽ tăng chi phí từ 6.500-7.000 tỷ đồng”, đại diện hiệp hội cho biết.

Về phía doanh nghiệp, ông Lê Hồng Xanh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH 1TV TM Sabeco thừa nhận chi phí dán tem sẽ đẩy chi phí giá thành của sản phẩm lên cao hơn.

Ông Xanh đưa tính toán, riêng bia Sài Gòn có 25 nhà máy, tổng công suất thiết bị đầu tư để dán tem mất trên 700 tỷ đồng.

Ngoài ra, để dán tem mỗi năm bia Sài Gòn phải mua 6 tỷ cái tem, mà mỗi cái tem giá 200 đồng, như vậy mỗi năm chi thêm tiền mua tem 1.600 tỷ đồng.

“Nếu thực hiện dán tem thì chi phí giá thành nó tăng rất lớn, ảnh hưởng đến sức sản xuất và sẽ không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Giá sẽ tăng và sản xuất có nguy cơ sẽ giảm, kéo theo sẽ giảm nguồn đóng cho ngân sách nhà nước”, ông Xanh nói.

Cũng tại cuộc tọa đàm, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát
Ông Việt cũng tiếp tục “đính chính” thông tin cho rằng Việt Nam uống bia nhiều nhất Châu Á.

“Trước đây dư luận ồn ào và đánh giá Việt Nam uống bia nhiều nhất Châu Á nhưng thực chất không phải vậy. Chúng ta xếp thứ 3-4 ở Châu Á”, ông Việt nói.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here