Tiếp thị trong thời đại thực tế ảo

0
650

Thực tế ảo không còn là khái niệm viễn tưởng như trong phim ảnh thập niên 90 với các hiệu ứng CGI chất lượng thấp nữa.

Tuy hiện tại đây chưa phải là công nghệ phổ biến trong từng hộ gia đình, nhưng người sử dụng đang được trải nghiệm nó tại các sự kiện về công nghệ hay các cửa hàng bán lẻ.

Mùa lễ hội năm 2016, hàng nghìn kính thực tế ảo đã được bán ra. Theo Forrester dự đoán sẽ có 52 triệu thiết bị lưu hành trên thị trường đến năm 2020.

Đối với các nhà tiếp thị, sự sẵn có của kính và tai nghe thực tế ảo khiến họ phải suy nghĩ lại về các chiến dịch thu hút khách hàng. Số lượng người dùng sẽ gia tăng cùng với các trải nghiệm thương hiệu phong phú, đòi hỏi các doanh nghiệp cần tạo ra các chiến dịch tương tác nhiều hơn.

Tập trung vào kể chuyện (storytelling)

Đối với toàn cảnh tiếp thị đầy cạnh tranh ngày nay, tiếp thị bằng kể chuyện không còn xa lạ. Kể chuyện giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng theo cách mà tiếp thị truyền thống không làm được. Mọi người thường quan tâm đến những câu chuyện đằng sau doanh nghiệp hoặc sản phẩm và họ mua dựa vào sự kết nối của chúng tạo ra.

Với thực tế ảo, doanh nghiệp có cơ hội kể một câu chuyện từ đầu đến cuối thông qua hình ảnh. Đây có thể là câu chuyện khởi nghiệp của công ty bạn hay “hậu trường” chế tạo sản phẩm công ty.

Nghệ thuật kể chuyện cũng dẫn dắt khách hàng ghé thăm cửa hàng trưng bày, nhà máy hoặc nơi làm việc của bạn và về cơ bản giúp họ nhận ra bạn. Điều này có thể giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng trung thành hơn, và những người này nhiều khả năng chia sẻ lại với bạn bè của mình.

Tạo ra các trải nghiệm

Thực tế ảo cho người dùng cơ hội trải nghiệm những điều họ ít có cơ hội thực hiện, chẳng hạn như leo núi Everest hoặc đu dây xuyên qua rừng nhiệt đới Amazon. Có thể nó không giống thật 100%, nhưng việc thưởng thức những cuộc phiêu lưu này mà vẫn thoải mái ở nhà là một điểm cộng lớn. Phần mềm NASA đang thiết kế cho phép chủ sở hữu thiết bị thực tế ảo có cơ hội đi bộ trên sao Hỏa đã cho thấy tiềm năng của công nghệ này.

Nếu là một nhà làm thương hiệu, bạn cần phải tìm cách áp dụng trải nghiệm thực tế ảo vào hàng hóa và dịch vụ của mình. Lấy ví dụ về một nhà bán lẻ hàng thể thao, họ có khá nhiều cơ hội để kể chuyện qua thực tế ảo. Từ việc đưa khách hàng xuống dưới nước để thử tàu cao tốc mới cho đến thử sức với bóng rổ nhà nghề. Nhà bán lẻ thời trang có thể tạo ra trải nghiệm trực tuyến cho phép người mua hàng lướt qua các dãy hàng và lựa chọn sản phẩm từ kệ hoặc giá, thay vì phải nhập từ khóa vào ô tìm kiếm.

Cho phép thử nghiệm sản phẩm

Ngoài việc cho khách hàng trải nghiệm các dịch vụ trong và ngoài cửa hàng, công nghệ thực tế ảo tạo cơ hội cho khách hàng tiềm năng thử nghiệm sản phẩm. Điều này đặc biệt có giá trị nếu doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cao cấp, là những sản phẩm khách hàng muốn sử dụng thử trước khi quyết định mua. Nó là một nguyên mẫu giúp khách hàng hoặc các nhà đầu tư tiềm năng hiểu thêm về sản phẩm mà không cần đích thân thấy nó.

Thực tế ảo còn đặc biệt có lợi cho các công ty bất động sản hay sản xuất ô tô, thường để mua các sản phẩm này khách hàng phải đến xem trực tiếp từng căn nhà hoặc đến các showroom trước khi ra quyết định mua.

Các doanh nghiệp và khách hàng có xu hướng sử dụng công nghệ này để tham quan các khách sạn hoặc căn hộ đang có nhu cầu thuê trước khi đến “thực địa”. Điều này sẽ giúp những người chủ doanh nghiệp xóa bỏ khoảng cách địa lý và thu hút các khách hàng ở xa.

Thực tế ảo xuất hiện để thay đổi cách khách hàng thử nghiệm sản phẩm và hiểu hơn về thế giới bên ngoài. Khi các nhà tiếp thị tìm ra cách thu hút khách hàng qua công nghệ này, các thương hiệu có thể dễ dàng viết về sản phẩm và dịch vụ của họ. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ hiểu được gần như mọi thứ họ cần biết về doanh nghiệp ngay trong căn nhà của mình.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here