Thương mại điện tử tại Việt Nam: Liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để đầu tư?

0
631

Theo Kantar Worldpanel, thị phần thương mại điện tử trong ngành hàng tiêu dùng nhanh hiện nay chiếm 3,9% trên toàn cầu. Trong khi đó, con số này tại Hàn Quốc là 13,2% và Việt Nam chỉ mới 0,2%.

Trong bối cảnh đó, bạn có bao giờ tự hỏi tại sao tất cả mọi người đều bắt đầu nói về thương mại điện tử cũng như quy mô hiện tại của nó. Phải chăng bạn nên thực sự quan tâm, thực sự đầu tư thời gian, công sức cũng như tiền bạc vào nó?

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhìn lại trong những năm vừa qua, kênh siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi là loại hình nổi lên nhanh chóng ở Việt nam với sự gia tăng của hàng loạt các chuỗi cửa hàng như Circle – K, Vinmart +, Family Mart,… Việc tìm hiểu về loại hình mua sắm mới này và cách nó thích ứng với văn hóa mua sắm của người tiêu dùng Việt, đặc biệt là với nhóm thế hệ người tiêu dùng mới Millennials, đã thu hút rất nhiều sự quan tâm. Nếu như sự xuất hiện của loại hình mới này đã và đang góp phần vào sự phát triển của kênh mua sắm hiện đại ở khu vực thành thị, thì nó chưa hẳn là yếu tố có thể thay đổi cuộc chơi mà các nhà làm Marketing kỳ vọng.

Rất nhiều các nhà làm Marketing, các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất không chắc chắn về những gì họ nghĩ đối với thương mại điện tử: liệu đó chỉ phải là một điểm nhấn khác hay sẽ là tương lai của kênh mua sắm hiện đại tại Việt Nam? Có quá sớm để đầu tư? Sẽ tốt hơn thay vì tập trung hỗ trợ cho sự phát triển của kênh siêu thị và đại siêu thị, loại hình đang gặp khó khăn trong việc giành thị phần so với thị phần tại các nước láng giềng và chỉ chiếm chưa đến 1/5 thị trường? Hay là sẽ tốt hơn thay vì đầu tư thời gian và tiền bạc cho các kênh mua sắm truyền thống?

Bạn nên theo sát thương mại điện tử tại Việt Nam: trong vòng chưa đầy 3 năm, thương mại điện tử đã phát triển rõ rệt trong các lĩnh vực ngoài ngành hàng tiêu dùng nhanh, mặc cho có rất nhiều chuyên gia đã giả định rằng Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho điều đó. Thương mại điện tử sẽ là hiện thực của ngày mai đối với các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh, và những người chơi trong ngành hàng này cũng đang tự mình cơ cấu lại một cách nhanh chóng. Hãy sẵn sàng cho bước đi đầu tiên của bạn nếu bạn nghiêm túc nghĩ về nó bởi vì nó sẽ trở thành hiện thực nhanh hơn so với bạn nghĩ.

Lí do đầu tiên là vì lượng người dùng Internet sẽ tiếp tục gia tăng ổn định ở mọi quốc gia bao gồm cả Việt Nam: nhiều người tiếp cận với Internet dễ dàng hơn (Ước tính hơn một nửa dân số thế giới sẽ kết nối trực tuyến vào năm 2018 với 71% thông qua điện thoại thông minh). Dó đó, tiềm năng về lượng người sử dụng Internet sẽ tăng trưởng không giới hạn theo cấp số nhận. Nguyên nhân thứ hai là do hành vi của người tiêu dùng cũng đang nhanh chóng thay đổi khi mà tần suất kết nối Internet hiện nay không ngừng gia tăng cùng với việc gia tăng sử dụng các dịch vụ tiên ích trên điện thoại di động.

Thế hệ người tiêu dùng tiếp theo sẽ phá vỡ hoàn toàn cách thức mua sắm trước đây, cho thấy những nhu cầu mới, mong muốn các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ đem đến cho họ sự linh hoạt, chủ động và tiện lợi hơn.

Thương mại điện tử rất có khả năng trở thành thương mại di động với việc sử dụng rộng rãi điện thoại thông minh ở Việt Nam (với 80% ở 4 thành phố lớn).

Cho đến nay ở Việt Nam, thử nghiệm nhiều nhất với loại hình mua sắm trực tuyến này là nhóm người trẻ tuổi và khá giả. Định giá cơ hội cho việc chiến thắng nhóm thế hệ Millennials hiện nay có thể được xem là còn khá nhỏ, tuy nhiên nó đòi hỏi sự tập trung tối đa vì thương mại điện tử sẽ phát triển theo cấp số nhân khi mà thế hệ này sẽ vẫn duy trì hành vi của họ trong tương lai. Cũng giống như việc các nước đang phát triển, phát triển điện thoại đi dộng mà không cần qua giai đoạn điện thoại dây cố định, người tiêu dùng của các nước đang phát triển tiếp cận với màn hình LCD thay vì tivi thông thường, do vậy, người tiêu dùng cũng có thể chuyển sang kênh thương mại điện tử mà không cần thông qua các giai đoạn phát triển của thương mại hiện đại… Cuộc cách mạng này đã diễn ra, người tiêu dùng rút ngắn giai đoạn và ngày mai, cách thức của ngày hôm nay sẽ không còn phù hợp.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số này loại bỏ rào cản lớn nhất đối với thương mại điện tử là khả năng tiếp cận. Thương mại điện tử rất có khả năng trở thành thương mại di động với việc sử dụng rộng rãi điện thoại thông minh ở Việt Nam (với 80% ở 4 thành phố lớn). Với một người tiêu dùng được kết nối liên tục và sống cuộc sống số, họ sẽ mong đợi nhiều hơn từ thế giới số hơn một người tiêu dùng thông thường và sẽ thay đổi cuộc chơi hiện tại. Họ sẽ đòi hỏi những trải nghiệm mua sắm tiện lợi hơn (có tới 69 % hộ gia đình có các bà nội trợ đi làm và nhu cầu về sự tiện lợi sẽ trở nên nhiều hơn bao giờ hết) để tiết kiệm thêm thời gian cho cuộc sống cá nhân (khi mà lượng lưu thông trên các tuyến đường Việt Nam nhiều lên sẽ làm cho việc mua sắm trở nên lâu hơn và khó khăn hơn).

Sự gia tăng nhanh chóng của kỹ thuật số và gia tăng lòng tin đối với nền tảng di động, người tiêu dùng chắc chắn sẽ hoan nghênh bất kỳ nhà bán lẻ, nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ nào đáp ứng cho họ những nhu cầu trên. Như vậy, đây là cơ hội cho bất kỳ ai biết nắm bắt và dẫn đầu xu hướng… và người đó có thể là bạn.

Đó sẽ là cơ hội cho các nhà bán lẻ lớn ở Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ trực tuyến và tận dụng lợi thế về thương hiệu của mình trên thị trường hiện nay. Một khoản đầu tư lớn là cần thiết để thành công trong việc thiết lập một dịch vụ hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng có thể là cách duy nhất để họ bảo vệ vị thế hiện tại của mình bằng việc cung cấp dịch vụ đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi.

Đó có thể là các nhà bán lẻ trực tuyến lớn như Amazon hay Lazada, những đơn vị đã tạo ra bước tiến lớn đầu tiên trong việc đẩy mạnh kênh mua sắm trực tuyến ở Việt Nam bằng cách làm việc nhiều hơn với các nhà sản xuất để đưa các sản phẩm tiêu dùng nhanh vào danh sách bán hàng trực tuyến.

Hoặc đó có thể là sự gia tăng của một loại hình độc lập, một bên thứ 3 không thật sự sở hữu bất cứ cửa hàng hay sản phẩm nào. Mô hình kinh doanh này chẳng hạn như Chopp hay MarketOi đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam dựa trên dịch vụ giao hàng tại nhà, trở thành trung gian giữa người tiêu dùng và các nhà bản lẻ truyền thống. Trong khu vực châu Á, một số start-up đầy hứa hẹn như Happy Fresh, REdMart or HonestBee cũng có thể xem xét Việt Nam là điểm đến tiếp theo để mở rộng hoạt động.

Cho đến nay, gần 6% hộ gia đình thành thị ở Việt Nam đã trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho ngành hàng tiêu dùng nhanh ít nhất một lần trong năm gần đây và khi mua, họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn gấp 3-4 lần so với mức trung bình vì họ không cần phải mang tất cả lên xe của họ. Do đó, dễ dàng thấy được tại sao thương mại điện tử lại đang là một chủ đề được bàn luận nhiều như vậy.

Chúng tôi dự đoán thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ tăng trưởng nhiều hơn gấp năm lần vào năm 2020, nhưng ai sẽ là người chiến thắng?

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here