Nội Dung Chính
Có bao giờ bạn tự hỏi một SEO Team thành công trông như thế nào? Truy cập internet và bạn sẽ thấy rất nhiều chuyên viên SEO viết bài, bình luận, chat và trao đổi với nhau trong các cộng đồng rất là sôi nổi. Các cuộc họp luôn chật cứng những người làm SEO đi tìm kiếm thông tin quí giá để thực thi vào dự án SEO tiếp theo của họ. Nhưng những hình ảnh vừa nêu không hề giúp bạn hiểu rõ một SEO team tốt trông như thế nào, hoặc nên trông như thế nào.
Tuy không phải chuyên viên SEO nào cũng làm việc theo đội – có rất nhiều cá nhân làm SEO thành công – bạn sẽ nhận thấy rằng một đội ngũ SEO có thể đem đến cho bạn nhiều lợi ích đáng kể. Hãy cùng tôi tham gia vào một hành trình, tìm hiểu xem một SEO team hiệu quả có sẽ như thế nào? Rồi bạn sẽ thấy, SEO cần nhiều yếu tố hơn những gì chúng ta nhìn nhận và cần đến nhiều vai trò trọng yếu khác nếu muốn thành công.
1. Giám đốc dự án
Đội ngũ nào cũng cần người lãnh đạo, và mỗi khách hàng đều cần đến một cá nhân để truy cứu trách nhiệm. Vai trò của giám đốc dự án là đảm bảo tất cả các phương diện của chiến dịch marketing trực tuyến phải ăn khớp với nhau. Tất nhiên bạn có thể dùng nhiều nhân viên khác nhau để đảm trách các phương diện khác nhau, nhưng, khách hàng luôn có mục tiêu của họ, và nhiệm vụ của cả đội là phải làm việc cùng nhau để đạt được các mục tiêu đó. Nếu toàn đội không thể đạt được các mục tiêu này, giám đốc dự án sẽ là người chịu trách nhiệm.
2. Nhà chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Mỗi một dự án SEO cần ít nhất một người thông thạo mọi ngõ ngách của công cuộc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Chuyên viên SEO này phải hiểu rõ cách hoạt động của các thuật toán tìm kiếm và luôn cập nhật các xu hướng thuật toán mới nhất. Tuy nhiên, họ phải để mắt đến các thủ thuật marketing bền vững để đảm bảo các kĩ thuật “SEO” sẽ không hạn chế khả năng chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng của website. Mỗi một dự án có thể có nhiều chuyên viên SEO và mỗi một người tập trung vào một vấn đề cụ thể. Một số công việc SEO cần thực hiện như: phân tích từ khóa, cấu trúc website, tối ưu hóa trên trang, phân tích tính hiệu quả của trang đồng thời áp dụng các thay đổi cần thiết.
3. Nhà chiến lược nội dung
Nhà chiến lược nội dung (copywriter, nhà biên tập và nhà xuất bản đều là một) là một trong những vị trí quan trọng nhất trong quá trình SEO. Vì công cụ tìm kiếm vẫn luôn liên tục tìm kiếm nhiều thủ thuật đánh rớt giá trị hoặc phạt penalty những website có nội dung kém hoặc thiếu hụt nội dung chất lượng, nhà chiến lược nội dung phải đảm bảo tất cả các nỗ lực tối ưu hóa được ứng dụng đều nhắm đến doanh thu và tỉ lệ chuyển đổi. Tuy thứ hạng rất quan trọng, nhưng nếu khách truy cập không tham gia vào website hoặc chuyển đổi thành khách hàng, tất cả các nỗ lực SEO đều trở nên vô ích. Nhà chiến lược nội dung phải biết cách kết hợp ‘chiến lược SEO nâng hạng’ và thông điệp doanh số cần thiết để đạt được thành công.
4. Nhà chiến lược liên kết
SEO mà không có liên kết cũng giống như một chuyến thám hiểm mà không có lộ trình chính. Nhà chiến lược liên kết có trách nhiệm tiếp thị website đến các webmaster và chủ doanh nghiệp, gợi ý những lợi ích họ sẽ nhận được nếu đồng ý liên kết đến website của bạn. Họ cũng có thể phân tích sự tham gia với các blogger và chủ web nhằm mục đích viết guest blog, tương tác trên blog bằng những comment chất lượng và thậm chí đăng nộp website cho các danh bạ hàng đầu.
5. Nhà chiến lược mạng xã hội
Nhà chiến lược liên kết và nhà chiến lược mạng xã hội có thể làm việc chặt chẽ với nhau, vì có những lĩnh vực liên kết với nhau giữa hai đối tượng này. Tuy nhiên, nhà chiến lược mạng xã hội có trách nhiệm phát triển và thực hiện chiến lược mạng xã hội của bạn. Họ giúp đảm bảo bạn đang thực hiện những việc cần thiết để xây dựng danh tiếng trực tuyến, viết và quảng bá nội dung của bạn một cách hợp lí và tham gia tích cực vào thị trường trực tuyến mục tiêu của bạn.
6. Nhà chiến lược phân tích thống kê
Bạn không thể nào biết liệu các nỗ lực SEO của bạn có thành công hay không trừ phi bạn xem xét những gì đang diễn ra. Thứ hạng chỉ phản ánh một phần câu chuyện. Tuy bạn có thể đánh giá doanh thu từ việc cải thiện thứ hạng, nhưng nếu không có analytics, bạn sẽ không bao giờ biết được từ khóa nào đem đến lưu lượng truy cập còn từ khóa nào đang lãng phí công sức của bạn. Analytics sẽ hiển thị các vấn đề website gặp phải và tìm kiếm để cải thiện tỉ lệ chuyển đổi cho website của bạn.
7. Nhà chiến lược PPC
PPC đóng vai trò trọng yếu trong một chiến dịch SEO, đó là chưa kể đến những giá trị riêng biệt chỉ PPC mới có thể cung cấp. Dùng PPC trong SEO cho phép bạn thiết lập ‘các chiến dịch thử nghiệm từ khóa ngắn hạn’ để kiểm tra tác động của một nhóm từ khóa đến tỉ lệ ROI. Khi một chuyên viên SEO nói rằng bạn nên nhắm đến Từ Khóa A, chuyên gia PPC có thể khẳng định, căn cứ trên phép thử, Từ Khóa B là một chiến lược hiệu quả hơn và có thể đem đến lợi nhuận cho doanh nghiệp tốt hơn. Dùng PPC để định hướng chiến lược SEO cho phép bạn tránh hao phí thời gian và tiền bạc.
Bất cứ ai nói với bạn rằng làm SEO rất dễ, có thể họ không nói dối, nhưng chắc chắn họ không nói hết sự thật. Thực tế đã phản ánh, SEO là một công việc mà một cá nhân không thể thực hiện tốt nếu so với một nhóm. Mỗi một vai trò được đề cập ở trên cần được đầu tư đúng mực để đảm bảo các nỗ lực marketing trực tuyến của bạn đều thành công với các thuật toán tìm kiếm ngày nay.
Bạn có phải thuê công ty SEO với chỉ một người đảm nhận hết các vai trò này không? Không, vì bất cứ khi nào có sự kết hợp công việc, bạn có thể chắc chắn rằng một cá nhân không thể đầu tư tất cả những gì họ cần vào từng lĩnh vực. Cá nhân đó cũng mất đi khả năng theo đuổi các xu hướng hiện tại và các thông tin trọng yếu có thể tác động nghiêm trọng đến những nỗ lực trực tuyến của bạn.
Dù bạn có SEO Team chỉ có một người hay một team gồm các chuyên gia về Web marketing thực sự, thì rõ ràng SEO luôn luôn đòi hỏi rất nhiều công việc và nhiều thời gian để duy trì khả năng cạnh tranh của bạn. Và nếu bạn không đấu tranh để tranh giành lưu lượng truy cập, khách hàng và tỉ lệ chuyển đổi thì bạn không đang thực hiện kinh doanh, bạn chỉ đang thỏa mãn sở thích.