Tech Asia: Startup Việt nên chọn đường ra toàn cầu

0
745

Giữa lúc môi trường startup (khởi nghiệp) công nghệ VN tưng bừng hơn bao giờ hết, Tech Asia lại lo trả lời câu hỏi “vì sao công ty startup Việt nên chọn đường ra toàn cầu hơn là bắt đầu từ nội địa?”.

Mảng công nghệ VN đang chuyển mình với các startup đáng chú ý, như Momo – do FPT đồng sáng lập – chuyên về dịch vụ thanh toán theo kiểu mPesa của Kenya, hay công ty hậu cần thương mại điện tử GHN với sự đỡ đầu về tài chính và cố vấn từ Best Buy VN và Thế giới di động.

GHN là một trong số ít startup được nhận tài trợ từ Seedcom – một quỹ đầu tư bí mật của các nhà cố vấn – đầu tư nói trên. Cũng có một số ít cựu sinh viên từng làm việc cho VNG tham gia vào các công ty đầu tư mạo hiểm, như Inspire và các dự án đầu tư của riêng họ như Boomerang…

Nghe có vẻ hấp dẫn nhưng Tech Asia cho rằng trên đây chỉ là số ít trường hợp triển vọng thể hiện sức mạnh của môi trường startup VN.

Tech Asia lập luận ở mức độ cơ bản, công ty công nghệ chỉ mất nhiều thời gian cho quá trình thử nghiệm sản phẩm, nghiên cứu thị trường và phương pháp thành công ở các thị trường – Ảnh: Tech Asia

Startup quốc tế thành công ở VN

Trước khi đi sâu vào lý do vì sao thị trường toàn cầu lý tưởng hơn cho các startup VN, hãy nhìn vào những công trình sáng tạo mang dấu ấn Việt thành công ngoài biên giới, như ứng dụng Flappy Bird, INKredible, Fuzel, Greengar hay công ty như JoomlArt.

Ngoài ra, cũng có một số công ty nước ngoài mở văn phòng chi nhánh tại VN, như startup cung cấp giải pháp và phân tích big data Adatao của 2 kỹ sư người Việt, công ty cung cấp máy đọc sóng não Emotiv của doanh nhân Mỹ gốc Việt, công ty công nghệ cao Misfit Wearables từ Silicon Valley, nhà phát triển trò chơi điện tử Gameloft từ Pháp và công ty phần mềm doanh nghiệp Atlassian từ Úc.

Cuối cùng là ngành công nghiệp gia công phần mềm của VN đang lớn dần. Dù không phải là kiểu công ty sản phẩm, nhưng họ đại diện cho một nhóm lớn các công ty công nghệ Việt làm việc với đối tác quốc tế, xây dựng sản phẩm cho khách hàng toàn cầu.

Vì sự thành công ổn định và mô hình kinh doanh rõ ràng, VN hiện có khá nhiều xưởng phần mềm nhỏ gia công cho khách hàng nước ngoài.

Chị Trương Thanh Thủy, đại diện của Greengar đã mang sản phẩm Smartboard từ thành phố Hồ Chí Minh đến San Francisco tham dự PITCH SF 2013 Startup trong khuôn khổ Women 2.0 Conference 2013.

“Chết” trong ao nhà hay bại ở bên ngoài?

Nhiều người cho rằng phải mất khá nhiều thời gian để đưa doanh nghiệp ra toàn cầu hơn là khởi động trong nước, vì môi trường toàn cầu đòi hỏi lối suy nghĩ vượt ngoài khuôn khổ địa phương.

Tech Asia lập luận ở mức độ cơ bản, công ty công nghệ chỉ mất nhiều thời gian cho quá trình thử nghiệm sản phẩm, nghiên cứu thị trường và phương pháp thành công ở các thị trường. Nhưng khi lùi lại ở tầm nội địa, nó còn phức tạp hơn nhiều với những rủi ro “từ trên trời rơi xuống” không đỡ được.

Muốn khởi động trong nước, chủ doanh nghiệp cần trang bị một tá kỹ năng và “vũ khí” để đề phòng bất trắc, bên cạnh năng lực chuyên môn cần thiết. Còn nếu chiến đấu ở nước ngoài, ban đầu có vẻ khó nhằn, nhưng thực sự lại đơn giản hơn nhiều.

Dù có thất bại thì sự thất bại ở 2 thị trường toàn cầu và nội địa cũng có giá trị khác nhau. Trong nước, thất bại mang lại 2 mối lo ngại lớn. Một mặt ở VN (và châu Á nói chung), thất bại là chuyện khó chấp nhận.

Nếu hệ sinh thái startup địa phương ngày càng khuyến khích thất bại, thì gia đình, xã hội và bạn bè lại không – nó thuộc về vấn đề văn hóa. Tất cả những gì học từ thất bại chưa chắc là điều có thể giúp người thất thế trở lại đúng đường phù hợp với thị hiếu thị trường.

Nhưng, nếu thất bại trên trường quốc tế – nơi chắc chắn sẽ phải cạnh tranh với nhiều startup năng lực nhỉnh hơn, người Việt khởi nghiệp sẽ học được nhiều điều để bắt đầu lại.

Các nguyên tắc của cuộc chơi đều rất rõ ràng, nếu có thua là vì yếu thế. Khi rơi vào trường hợp đó, người Việt khởi nghiệp buộc phải thay đổi chính mình để bám trụ trước các quy luật của “sàn đấu” quốc tế.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here