Tại sao Google có thể làm điện thoại tốt nhưng không thể bán tốt như Apple?

0
743

Google có thể làm tốt trong việc phát triển phần cứng thiết bị di động nhưng cái mà họ chưa thể làm được là quảng bá sản phảm tốt như Apple.

Những người đam mê công nghệ và hay theo dõi các tin tức công nghệ thế giới đều biết Google có làm điện thoại riêng với tên gọi Pixel. Tuy nhiên với những người dùng thông thường không chỉ tại Việt Nam mà cả trên thế giới, có những người không biết điều này. Có những người đã từng nghe đến tên Google Pixel nhưng không phải ai trong số họ cũng đã từng cầm thử vào chiếc Pixel.

Trong những năm qua, Google liên tục theo đuổi mục tiêu tạo ra mẫu điện thoại riêng. Tuy nhiên họ lại đang thực hiện chiến lược của Apple.

Kinh nghiệm thành công của Apple là kiểm soát cả phần cứng và phần mềm.

Google học theo chiến lược này bằng cách mua lại Motorola nhưng sau đó lại bán lại cho Lenovo. Lúc này họ lại cố làm điều tương tự bằng cách mua cổ phần của HTC, mua luôn cả nhân sự và một số sở hữu trí tuệ của nhà sản xuất Đài Loan.

Quyết định đó có vẻ hợp lý trong lúc này khi Samsung đã rất thành công trong việc tạo ra mẫu điện thoại cao cấp của riêng mình mặc dù phải sử dụng hệ điều hành Android của Google.

Đối với điện thoại của Google, mọi thứ lại đang được xây dựng từ con số 0. Mọi thông điệp truyền thông của Google về điện thoại của họ đều có nội dung: “Pixel, điện thoại được sản xuất bởi Google”.

Những người đã sở hữu điện thoại Pixel đều không phàn nàn gì nhiều về chất lượng máy, thậm chí còn cực kỳ hài lòng vì hệ điều hành Android gốc nên có thể coi Google đã làm ở mức chấp nhận được về sản phẩm.

Nhưng sự thật lúc này mọi hãng điện thoại đều cố tuỳ biến hệ điều hành Android gốc thành một sản phẩm riêng, mang bản sắc của nhà sản xuất. Rất ít điện thoại ngày nay sử dụng hệ điều hành Android cơ bản từ Google. Nhìn vào điện thoại Samsung hay LG, ít người phân biệt được họ đang dùng cái gì của Google, cái gì của Samsung hay LG tạo ra.

Theo Cnet, một vấn đề khác mà Google gặp phải lại nằm ở hợp tác với HTC. Công ty này thường sử dụng chiến lược “chê” sản phẩm của đối thủ mỗi khi công bố mẫu điện thoại mới. Quảng cáo của Apple năm 1984 bị HTC làm một quảng cáo khác chế diễu. Hệ điều hành iOS cũng từng bị HTC chế diễu ngay tại nơi đặt trụ sở Apple là Cupertino.

Nhưng chê và chế nhạo sản phẩm đối thủ không thật sự là cách tốt. Người dùng di động lúc này đã khó tính hơn nhiều. Một sản phẩm muốn thành công hoặc phải thật sự khác biệt về công nghệ hoặc phải làm cho khách hàng cảm thấy mình thật sự khác những người dùng Apple hay Samsung bình thường.

Samsung khi ra mắt Galaxy S2 đã rất thành công với chiến lược huy động một lượng rất lớn khách hàng cùng nhau chế nhạo sản phẩm Apple và những “fan cuồng” của iPhone. Khách hàng của Galaxy S2 cảm thấy mình thực sự khác khách hàng Apple.

Google cũng đã cố tạo ra một số quảng cáo hay, hấp dẫn khách hàng, tuy nhiên quan trọng nhất vấn đề của họ vẫn là cách làm thế nào để sản phẩm của họ thực sự mang lại những giá trị đặc biệt cho khách hàng.

Lúc này, bỏ ra 1 tỷ USD để trả cho một nhóm kỹ sư phát triển có thể là bước đầu tiên để tin rằng Google sẽ có điện thoại tốt hơn nhưng để cạnh tranh được với Apple thì hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới vẫn phải làm nhiều hơn vậy.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here