Satya Nadella: Người thuần hoá ‘chú ngựa điên’ Microsoft

0
722

Trải qua hơn 1 năm nắm quyền điều hành Microsoft, vị CEO gốc Ấn dường như đang thay đổi toàn bộ Microsoft.

Ngày 7/10, tại Moynihan Station, Manhattan, CEO Microsoft là Satya Nadella trong chiếc quần jean tối màu và chiếc áo phông màu đen đã đứng trên sân khấu và giới thiệu hàng loạt thiết bị phần cứng mới của Microsoft. Trải qua hơn 1 năm nắm quyền điều hành Microsoft, vị CEO gốc Ấn dường như đã thay đổi hoàn toàn công ty này.

Khi được phóng viên hỏi, Satya nói rằng: “Một bài học mà chúng tôi rút ra được đó là tin học sẽ ngày càng được cá nhân hoá”. Hình thức, tính năng và cả thiết bị đều sẽ thay đổi. Bạn không thể dành tình yêu cho 1 thiết bị duy nhất và coi đó là trung tâm mọi lúc, mọi nơi”.

Đây rõ ràng là triết lý kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với những gì Microsoft từng theo đuổi trước đây. Microsoft dưới thời Bill Gates và Steve Ballmer là một “gã khổng lồ hiếu chiến”. Họ tìm đủ mọi cách để thu hút được nhiều người sử dụng phần mềm của Microsoft trên máy tính cá nhân nhất có thể.

Công ty này từng rất yêu thích máy tính để bàn, coi đây là trung tâm của mọi thứ để rồi cuối cùng họ chậm chạp trong việc gia nhập vào thế giới Internet và thậm chí quá muộn màng khi tham gia vào mảng điện thoại di động. Windows từng được chạy trên 90% thiết bị máy tính và hiện tại, với sự trỗi dậy của Android và iOS, Windows chỉ còn chiếm 11%.

Nadella – người gánh vác vị trí CEO của Microsoft vào tháng 2/2014 đang thay đổi hoàn toàn công ty. Nếu như người tiền nhiệm của ông là Ballmer có phần khoa trương, ầm ĩ và nóng giận thì Nadella tại trầm tính và thành thật. Nếu như Ballmer luôn ôm dáng vẻ của một người đàn ông giận dữ khi phải chứng kiến đế chế của mình đang lao dốc thì Nadella lại khiến bầu không khí của Microsoft trở nên thân thiện và “dễ thở” hơn.

Khi ai đó hỏi ông làm sao để thuyết phục một sinh viên Stanford vừa tốt nghiệp làm việc cho mình, ông nói: “Tôi muốn bạn chọn Microsoft bởi vì bạn sẽ nhận được những thứ mà người khác bỏ đi và biến nó trở thành một thứ gì đó mới mẻ”.

Rõ ràng 07/10 là một ngày tốt lành đối với Nadella và sự kiện ra mắt sản phẩm đã đạt được những thành công nhất định.

Khi sự kiện chưa bắt đầu, phóng viên đã có dịp trò chuyện cùng anh Mike Gerbasia – một người sống tại New Jersey hiện đang dùng máy tính bảng Surface và điện thoại Microsoft Lumia. Được biết, anh này từng rất thích sử dụng các sản phẩm của Google nhưng hiện tại anh đã chuyển hoàn toàn sang Microsoft bởi “nó khiến cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng hơn”. “Qua rất nhiều trải nghiệm, tôi nhận thấy Microsoft Office vẫn là vua”. Và tới dự sự kiện lần này, Mike rất hy vọng Microsoft có thể giới thiệu một dòng Surface mini.

Khởi đầu sự kiện, khán giả đã được giới thiệu hàng loạt thiết bị đang chạy Windows 10, dĩ nhiên rất nhiều. Và sau đó là hình ảnh của thiết bị thực tế ảo HoloLens và một bộ kit dành cho các nhà phát triển xuất hiện. Với giá 3.000 USD, các nhà phát triển sẽ có thể có bộ HoloLens trên tay vào quý cuối cùng của năm tới.

Tiếp đến công ty giới thiệu Microsoft Band – thiết bị theo dõi sức khoẻ toàn diện với hàng loạt cảm biến cùng ứng dụng Microsoft Health. Thiết bị này còn có màn hình OLED cùng với kính bảo vệ Gorilla Glass cong và phần thân màu nhôm.

Dòng sản phẩm mới tiếp theo là điện thoại thông minh Lumia. Chức năng mới nhất của dòng sản phẩm này là khả năng sử dụng như một chiếc máy tính cá nhân chạy Windows với một bàn phím bên ngoài. Cả khán phòng đã vỗ tay rất lớn và hưởng ứng sự ra mắt của thiết bị. Đáp lại, Nadella nói rằng: “Tôi rất vui vì các bạn đã đón nhận sản phẩm. Nó sẽ đặc biệt hữu ích trong thế giới mà ngày càng có nhiều người sở hữu điện thoại thay vì máy tính để bàn”.

Sản phẩm được giới thiệu tiếp theo mà rất nhiều người mong đợi đó là Surface. Chiếc máy tính bảng của công ty trước đó đã không đạt thành công như mong đợi. Khi ra mắt vào năm 2012, nó đã gặp rất nhiều chỉ trích. Ngay cả iPad của Apple dù đạt thành công vang dội khi ra mắt vào năm 2010 nhưng sau đó doanh số bán hàng cũng dần sụt giảm. Surface lúc đó được cho là một sản phẩm hoàn toàn không có tương lai. “Nó không thực sự hữu ích”.

Tuy nhiên sau đó, khi Surface Pro III được ra mắt vào tháng 5/2014, sản phẩm bắt đầu nhận được những phản hồi tích cực hơn. Kết quả là, doanh số bán Surface trong năm nay đã tăng gấp đôi so với năm ngoái. Chỉ 1 tháng trước, thậm chí Apple dường như đã ngầm tỏ lời khen ngợi với Surface khi họ sao chép rất nhiều tính năng của Surface trên dòng iPad Pro mới. Câu hỏi đặt ra là Microsoft đang có ý định gì với chiếc máy tính Surface đang được giới thiệu?

Thông thường, nếu phải chọn giữa việc tạo ra một thứ đột phá hoàn toàn và đổi mới cái cũ, bạn hiển nhiên sẽ chọn phương án sau. Và Microsoft có vẻ cũng đang quyết định cải thiện RAM của thiết bị Surface cũ và cung cấp thêm chiếc bút cảm ứng. Chiếc Surface Pro 4 được miêu tả là mỏng nhất và chiếc bút cảm ứng đi kèm sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất.

Trong những năm gần đây, phần lớn nguồn lực của những doanh nghiệp phần cứng đều tập trung hoàn toàn vào điện thoại. Tuy nhiên, Microsoft lại đi ngược lại so với chiến lược này. Rõ ràng, công ty nhận ra họ sẽ không bao giờ có thể theo kịp Apple hay Android của Google trong mảng điện thoại.

Vì vậy, hiện tại họ đang cố gắng đưa những thiết bị khác như máy tính bảng và laptop trở lại thời kỳ hoàng kim. Theo Nadella thì: “Đây là điểm quan trọng mà tôi nhận thức được. Với chiếc laptop Surface mới, Microsoft sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho nghiên cứu và phát triển để khiến máy tính xách tay trở nên thú vị trở lại – có lẽ giống như điện thoại di động vậy”.

Để nói Microsoft sẽ thành công hay thất bại với chiến lược mới, dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo mới lúc này là quá sớm. Tuy nhiên, theo ý kiến của riêng Mike thì: “Microsoft sẽ trở thành công ty đầu tiên quan tâm tới những gì một người tiêu dùng bình thường như tôi thực sự mong muốn”.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here