Sản xuất toàn máy chạy Android, BlackBerry được gì và mất gì?

0
742

Nội Dung Chính

Trong khuôn khổ triển lãm CES 2016, CEO “dâu đen” thẳng thắn tuyên bố hãng sẽ chỉ sản xuất điện thoại Android trong năm 2016.

Điều này khiến các fan rất buồn. Nhưng đây có phải là bước đi đúng đắn? BlackBerry được gì và mất gì khi làm điều này?

BlackBerry trong thuở sơ khai nổi tiếng với những chiếc “PDA”. Apple cũng sản xuất một sản phẩm tương tự với tên “Newton”. Palm cũng làm một chiếc với tên gọi “Pilit”. Microsoft sở hữu bằng sáng chế của một loạt sản phẩm với những cái tên Handheld PC, Palm-sized PC, Pocket PC… Cuối cùng, Apple giết chết Newton. Palm tách ra và thất bại còn Microsoft thì nỗ lực đổi tên sản phẩm mãi một thời gian sau này rồi ngừng lại. Cuối cùng, những chiếc PDA và điện thoại di động hợp thành 1 thiết bị.

Microsoft tung ra những chiếc “Windows Mobile” sau đó đổi tên thành “Windows Phone”. Apple quay trở lại thị trường và tạo nên một cuộc cách mạng với iPhone. Google (mà nay là Alphabet) bước vào thị trường với Android.

Trong lúc đó, có một đối thủ lớn còn đang ẩn nấp trong bóng tối: RIM của BlackBerry.

Thiết bị Research In Motion Limited (RIM) đầu tiên ra đời có tên gọi Inter@active Pager 900. Đây là một món đồ công nghệ dạng vỏ sò giúp người dùng có thể sử dụng nhắn tin được hai chiều. Sau đó 2 năm, vào năm 1988, IBM muốn tặng một sản phẩm cao cấp cho các khách hàng lớn của mình vì vậy họ đặt hàng rất nhiều chiếc Inter@active Pager 800 với tổng trị giá đơn hàng lên tới 10 triệu USD.

Thiết bị đầu tiên có cái tên BlackBerry là BlackBerry 850. Không giống dòng thiết bị Pager, BlackBerry 850 là một máy soạn email và thực sự là một thiết bị nhận gửi email bỏ túi. 1999 chính là năm đột phá của BlackBerry và RIM đã trở thành sản phẩm không thể thiếu của giới “cổ cồn trắng”.

RIM

RIM là một sản phẩm an ninh cao. BlackBerry tự mình quản lý và bảo trì các dịch vụ của hãng, giúp đội ngũ IT của các công ty khách hàng rảnh tay chăm lo các vấn đề khác như máy chủ, bộ chuyển đổi, mạng doanh nghiệp…

Thế nhưng, cuộc cách mạng trong điện toán di động là một nguy cơ cho tất cả. iPhone là một thứ mà bất cứ người dùng nào cũng có thể thiết lập, nó rất thân thiện và làm được nhiều điều mà BlackBerry không thể. Và như vậy, người dùng quay sang sử dụng iPhone cũng như dịch vụ nhắn tin của hãng mặc dù mức độ bảo mật của loại dịch vụ này kém xa BlackBerry. Cuối cùng thị phần của BlackBerry giảm và suy yếu.

Kể từ đó, mọi việc bắt đầu thú vị hơn. BlackBerry đấu tranh để giành lại thị phần, chấp nhận đặt hệ điều hành BlackBerry OS sang một bên và cài Android lên “con đẻ” của mình. Mặc dù đây là một bước tiến về phía trước nhưng nó lại khiến những người dùng trung thành với BlackBerry cảm thấy xa lạ khi nền tảng hệ điều hành thân thuộc mỗi ngày lại biến thành một thứ khác. Trái lại, sự thay đổi này cũng có thể hấp dẫn thêm một số người dùng mới vốn trung thành với Android từ trước.

BlackBerry nay đã khác xưa

Một số người dùng trung thành nói rằng BlackBerry đã khác xưa. Năm ngoái, BlackBerry tung ra một smartphone chạy Android nhưng vẫn kèm theo bộ ứng dụng BlackBerry Apps. Những fan trung thành bậc nhất cho rằng công ty đi quá xa. BlackBerry đã lạc lối và đánh mất “trái tim” của những chiếc BlackBerry. Giờ hãng cũng giống như những nhà sản xuất thiết bị Android khác mà thôi.

Không chỉ dừng lại ở đó, trong sự kiện CES 2016 diễn ra tuần này, CEO BlackBerry, ông John Chen còn xác nhận trong năm nay hãng sẽ chỉ sản xuất các sản phẩm chạy Android và có lẽ con số này dừng lại ở 2.

BlackBerry còn rất nhiều phần mềm được tích hợp vào nền tảng Android cũng như vô số ứng dụng dành riêng. Nó sở hữu một chiếc bàn phím vật lý mà khó hãng nào có được. Thêm vào đó, BlackBerry vẫn cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp những tính năng riêng và rõ ràng là hãng vẫn giữ được một “ghế” đặc biệt trong làng Android.

Trái lại, người dùng trung thành phải mất thời gian để làm quen với một giao diện mới, khác rất nhiều so với trải nghiệm BlackBerry OS trước kia mà họ đã quá quen thuộc. Android cũng không có kiểu “bảo mật một cách bí mật” như những gì BlackBerry OS đã làm được mà đó lại chính là những gì các doanh nghiệp tìm kiếm.

Dù chạy trên nền tảng Android, BlackBerry vẫn đưa vào một số bộ ứng dụng “dành riêng cho thành viên” vì vậy những người sử dụng LG, Samsung, Lenovo Moto, Huawei, Asus và các thiết bị Android khác sẽ không thể chia sẻ những tính năng của bộ ứng dụng dành riêng đó với người dùng BlackBerry Android.

Theo bạn thì sao, khi sản xuất toàn điện thoại BlackBerry Android, “dâu đen” được nhiều hơn hay mất nhiều hơn?

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here