Rút đề nghị mua Unilever, Kraft Heinz có toan tính gì?

0
640

Kraft Heinz đã chính thức thông báo rút lại đề xuất mua tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng Unilever. Dự kiến, nếu thành công đây sẽ là thương vụ M&A lớn thứ hai trong ngành F&B sau Nestle.

Quyết định rút lui của Kraft Heinz đến sau khi 2 chủ sở hữu của hãng này là 3G Capital và Berkshire Hathaway của Buffett cho rằng phản ứng tiêu cực của Unilever đã khiến cho một đàm phán thân thiện không thể xảy ra, phía này không còn một lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ.

Cả 2 bên đều tin rằng một cuộc khẩu chiến kéo dài không nằm trong lợi ích tốt nhất của Kraft và sẽ là rủi ro cho những cơ hội đàm phán trong tương lai. Mặc dù có những lo lắng nhỏ từ phía chính quyền Anh, các công ty tham gia thương vụ đều lạc quan cho rằng họ sẽ giành được sự hỗ trợ từ giới cầm quyền Anh với một đàm phán thân thiện. Thủ tướng Anh Theresa May đã yêu cầu giới chức nghiên cứu đề xuất mua bán trong bối cảnh nước này rời EU.

Phát ngôn viên Michael Mullen của chính phủ Anh nhận định “lợi ích của Kraft Heinz là được công chúng biết đến sớm. Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục tiến hành một cách thân thiện, nhưng rõ ràng là Unilever không muốn theo đuổi một thương vụ. Tốt nhất là tránh xa ngay từ ban đầu, như vậy cả hai công ty có thể tập trung vào các kế hoạch độc lập để gây dựng giá trị”.

Đại diện cho Berkshire Hathaway tại Omaha và 3G tại New York và Sao Paulo không bình luận gì về phát ngôn này.

Unilever trong một động thái từ chối lời đề nghị 50 USD/cổ phiếu cho biết thương vụ này “về cơ bản là định giá thấp” nhà sản xuất hàng hóa tiêu dùng gia đình.

Kết phiên hôm thứ 6 tuần trước (cũng là sau khi Kraft đưa ra đề xuất mua lại), cổ phiếu của Unilever tại sàn Amsterdam tăng 13%, chạm đỉnh 44,8 EUR (47,61 USD). Cổ phiếu Kraft Heinz của 2 chi nhánh tại Pittsburgh và Chicago trên sàn New York cũng chạm đỉnh, tăng 11%. Đến sáng nay, cổ phiếu của Unilever lại quay đầu giảm mạnh. Kết phiên sáng nay tại Amsterdam, cổ phiếu Unilever giảm 6,5%.

Lời đề nghị của Kraft đến sau khi cổ phiếu của Unilever giảm 2,5% trong năm 2016 – mức tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008. Cổ phiếu của hãng đối thủ Nestle khá hơn một chút, giảm 2%.

Động thái rút lui nhanh gọn của Kraft được nhận định là khá bất ngờ bởi hàng rào phòng thủ của Unilever không phải là quá ghê gớm, ví dụ như tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhóm quản lý thấp.

“Tình tiết bất ngờ mới đây cho thấy Kraft Heinz đã hành động hơi vội vàng với kế hoạch mua bán của mình, và hiển nhiên là đã không suy nghĩ thấu đáo”, Ken Shea – chuyên gia phân tích cấp cao tại Bloomberg Intelligence nhận định. “Bên cạnh đó, Kraft đưa ra thời gian và con số đề nghị sau cuộc họp thông báo lợi nhuận cho thấy không cần phải có một thương vụ M&A đã làm giảm độ tín nhiệm của công ty này trên phố Wall”.

Thương vụ không thành giữa Kraft Heinz và Unilever cho thấy mong muốn tìm cách tăng lợi nhuận của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong bối cảnh thói quen người tiêu dùng thay đổi và điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn hơn trên toàn cầu. Bản thân Kraft Heinz cũng được Buffett và 3G tạo nên bởi thương vụ M&A trị giá 55 tỷ USD giữa Heinz và Kraft Foods.

Berkshire sở hữu khoảng 27% cổ phần Kraft Heinz và 3G sở hữu khoảng 24%. Trong báo cáo thường niên năm 2015, Berkshire nói phía này sẽ chỉ tham gia vào một thương vụ M&A thân thiện.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here