Nắm bắt quy trình bán hàng của công ty chuẩn nhất hiện nay

0
1133

Quy trình bán hàng của công ty: Đây chính là điều mà bất cứ doanh nghiệp hay công ty nào cần phải nắm rõ nếu muốn việc bán hàng đạt được sự hiệu quả nhất định.

Vậy làm thế nào để có được một quy trình bán hàng một cách bài bản và chuyên nghiệp? wikimarketing sẽ giới thiệu ngay cho bạn các bước dưới đây để giúp bạn tạo ra được một quy trình bán hàng chuẩn xác nhất.

1.Khái niệm quy trình bán hàng của công ty là gì?

Quy trình là trình tự thực hiện một hoạt động đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị.

Bán hàng quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng tìm hiểu nhu cầu khách họ, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán.

Như vậy, quy trình bán hàng của công ty là trình tự các bước thực hiện hoạt động bán hàng đã được công ty quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị bán hàng trong doanh nghiệp.

2. Các bước làm nên quy trình bán hàng của công ty

Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng một quy trình bán hàng riêng để phù hợp với cơ cấu tổ chức, kinh doanh riêng của mình, nhưng nhìn chung thì quy trình bán hàng của doanh nghiệp chuyên nghiệp thường bao gồm 7 bước.

Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch và xác định mục tiêu:

Bước đầu tiên trong quy trình bán hàng chuẩn mực của công ty chắc chắn là bước chuẩn bị. Bất kỳ ngành nghề nào, công việc nào, nếu không có chuẩn bị cũng đều dẫn tới thất bại. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch của bất cứ ngành nghề, công việc nào. Dù bạn có là chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng, bạn cũng không được phép bỏ qua bước này. 

 

quy trình bán hàng chuyên nghiệp của doạn nghiệp
Lập kế hoạch và xác định mục tiêu sẽ khiến bạn chủ động hơn

Để đạt được sự chuẩn bị một cách hiệu quả nhất, bạn cần phải đáp ứng các nội dung sau

  • Về sản phẩm, dịch vụ: về ưu, nhược điểm của sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng và quan trọng là lợi ích mà họ nhận được.
  • Đối tượng khách hàng: Lên kế hoạch bán hàng cụ thể, chi tiết nhất để xác định đối tượng khách hàng, khách hàng ở đâu và thời gian tiếp cận như thế nào là hợp lý. Có được kế hoạch rồi bạn hãy tiến hành tìm kiếm danh sách những khách hàng cần phải tiếp cận để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn có thể tìm qua internet, đi thực tế, qua bạn bè, người thân, đối thủ…
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bán hàng bao gồm: báo giá, giấy giới thiệu, hình ảnh hàng mẫu, card visit,..
  • Lên kế hoạch bán hàng cụ thể như thời gian, địa điểm tiếp cận hợp lý, nội dung trao đổi, trang phục chuyên nghiệp, lịch sự,…

Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng 

Một trong những bước không thể thiếu trong quy trình bán hàng chuẩn của công ty là tìm khách hàng tiềm năng, hãy loại bỏ khách hàng không phù hợp hoặc không có triển vọng. Chìa khóa để tìm kiếm khách hàng tiềm năng là biết rõ cần tiếp cận thị trường nào và tiếp cận ai. Phân biệt khách hàng “đầu mối”, khách hàng “tiềm năng” và khách hàng “tiềm năng đủ điều kiện” là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các phương tiện truyền thông như báo chí, website, sự kiện xã hội,…quy trình bán hàng ở công ty

Bước 3: Tiếp cận khách hàng

Sau khi đã tìm được những khách hàng tiềm năng rồi, chúng ta sẽ đến bước tiếp theo trong quá trình bán hàng của công ty đó là bước tiếp cận khách hàng đã tìm được ở bước trên.

Nhân viên bán hàng cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về đối tượng, đề ra mục tiêu của cuộc trao đổi và thuyết phục khách hàng. Nhất thiết phải có chiến lược để tiếp cận đối với từng khách hàng cụ thể dựa trên đặc điểm tính cách và nhu cầu chủ yếu của họ. Một nhân viên bán hàng xuất sắc là người bán sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, trong quá trình tiệp cận và tạo lập mối quan hệ với khách hàng bạn hãy nhớ luôn tự tin và là chính mình. Đừng cố gắng sao chép người khác, điều đó sẽ khiến khách hàng trở nên nhàm chán và không tin tưởng bạn. Cách tốt nhất là bạn học hỏi và hãy cải tiến, sửa đổi để phát triển phong cách riêng của bạn, phù hợp với cá nhân bạn.

Bước 4: Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ

Bước thứ 4 trong quy trình bán hàng của công ty chính là bước mà bạn phải làm cho khách hàng hiểu hơn về sản phẩm của bên mình.

quá trình bán hàng ở công ty
việc giới thiệu sẽ khiến khách hàng có cái nhìn sâu hơn về sản phẩm

Trong bước giới thiệu sản phẩm dịch vụ, không nên biến thành buổi thuyết trình, trình bày về sản phẩm. Hãy trình bày giới thiệu sản phẩm của bạn một cách thật chân thành và làm sao có thể tạo được sự hứng thú đối với khách hàng mà không cần phải lan man dài dòng. Điều quan trọng là bạn phải nhấn mạnh được lợi ích và giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng của mình vì cái mà họ quan tâm ở đây chính là lợi ích chứ không phải quá dài dòng về tính năng của sản phẩm mình. Trong cuộc gặp gỡ, giới thiệu về sản phẩm của bạn mà khách hàng cùng tham gia vào, nêu những ý kiến, những thắc mắc của họ thì bạn đã thành công được 70%-75% rồi đó.

Với vai trò là bên bán hàng, bạn phải thu thập càng nhiều thông tin của khách hàng càng tốt. Do đó bạn nên hỏi những câu hỏi mở. Và đặc biệt chú ý, hãy luôn thể hiện sự chân thành, điều đó sẽ tạo nên sự tin tưởng giữa đôi bên cũng như thúc đẩy việc tạo lập mối quan hệ.

Bước 5: Báo giá và giải quyết khúc mắc cho khách hàng

Đây là bước gặp nhiều sự khó khăn nhất trong một quy trình bán hàng chuyên nghiệp của bất cứ công ty hay doanh ngiệp nào sẽ là: Báo giá và giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

Sau khi đã cung cấp cho khách hàng những thông tin liên quan đến sản phẩm, nếu bạn nhận được đề nghị báo giá về sản phẩm của mình thì bạn chắc chắn thành công tới bước này. Trong báo giá hãy tập trung vào những điều đã thảo luận với khách hàng, hãy nhấn mạnh vào nhu cầu của họ và hãy viết về những điều khách hàng phản ánh tích cực và thích thú với sự chào hàng của bạn. Hãy nhận biết được thời điểm thích hợp để đưa ra các báo giá một cách hợp lý.

Nếu khách hàng đưa ra ý kiến phản đối và chống đối khi nhận được báo giá để nhằm mục đích giảm giá hoặc tìm kiếm thêm động lực. Đối phó với tình huống này, Đừng hoảng sợ mà hãy giữ vững được sự tự tin. Chính thái độ tự tin này sẽ tác động tích cực tới khách hàng khi đưa ra quyết đinh và khiến cho họ an tâm đối với sản phẩm của bên công ty mình. Điều quan trọng là bạn phải thật chân thật, đừng tỏ thái độ với đối tác vì điều đó sẽ khiến bạn mất đi khách hàng tiềm năng ngay lập tức.

Bước 6: Thống nhất và chốt đơn hàng

Một trong các bước quan trọng nhất của quy trình bán hàng của một công ty đó chính là việc chốt hàng. Vì đây là quá trình giúp cho khách hàng đưa ra quyết định, nên bạn phải nhớ rằng mọi điều bạn nói trong khi tiếp cận, trong khi thuyết minh và trình bày hay báo giá đều phải hướng đến việc chốt hàng. Chúng ta cần phải ghi nhớ rằng có cái nhìn chính xác mọi cử chỉ, ánh mắt, lời nói hay nhận xét đều có thể là tín hiệu chốt đơn từ người mua.

chốt đơn hàng là một bước tất yếu

Khuyến khích bạn sử dụng các câu hỏi mở để khách hàng hạn chế từ chối, cùng lúc đó sử dụng các tác nhân đặc biệt để thúc đẩy người mua kết thúc đơn hàng.

Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Đây chính là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp. Chăm sóc khách hàng sẽ giúp bạn củng cố chắc chắn sự hài lòng từ đối tác và duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài. Tránh tình trạng lãng quên, bỏ rơi khách hàng do nhân viên giao dịch thiếu cập nhật thông tin thường xuyên. Chính những khách hàng đó là những người giúp bạn bán được hàng cho những đơn hàng tiếp theo, họ sẽ quảng cáo miễn phí và có hiệu quả rất cao cho bạn…

chăm sóc khách hàng
Việc chăm sóc khách hàng là bước không thể thiếu trong quy trình bán hàng

Dưới đây là những tips thực hiện quy trình bán hàng của công ty cơ bản nhất mà wikimarketing đã cung cấp cho bạn. Nếu bạn muốn có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về những điều liên quan đến quá trình bán hàng này, đừng ngại ngùng mà hãy tìm hiểu tại đây nhé!!!

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here