Quảng cáo là Gió, PR là Mặt trời

0
1335

Aesop (năm 620-564 trước CN) là một nhà văn Hi Lạp cổ đại xuất thân từ nô lệ. Ông để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị.

Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh.

Một trong những truyện ngụ ngôn của Aesop kể là về Gió và Mặt trời. Câu chuyện này trở thành bài học vỡ lòng của bất cứ sinh viên PR-quảng cáo nào và sau hơn 2.500 năm vẫn còn nguyên giá trị.

Chuyện kể rằng, một hôm gió và mặt trời tranh cãi nhau xem ai là người mạnh hơn. Bỗng thấy một khách bộ hành trên đường, cả hai bèn thách nhau xem ai cởi được chiếc áo khoác của khách bộ hành thì người đó sẽ là người thắng cuộc.

Gió bắt đầu trước. Gió cho rằng với sức mạnh của mình, chỉ cần thổi thật mạnh là chiếc áo sẽ bay ra, gió ra sức thổi, càng lúc càng mạnh. Nhưng không, gió càng mạnh bao nhiêu, người đi đường càng ra sức giữ chiếc áo bấy nhiêu. Gió càng thổi, áo càng dính chặt vào người. Gió hụt hơi thua cuộc.

Đến phiên mặt trời. Nhờ sức mạnh từ ánh sáng của mình, và khối óc thông minh, mặt trời chỉ cần toả ánh nắng chói chang của mình xuống. Chẳng bao lâu, vị khách cảm thấy nóng nực và tự cởi áo khoác ra. Mặt trời đã thắng cuộc.

Quảng cáo là gió. Bạn không thể dùng sức mạnh để đột nhập vào trong đầu khách hàng tiềm năng. Quảng cáo được hiểu như một sự áp đặt, một khách hàng không mời mà đến, cần thiết phải chống lại. Việc bán hàng cũng như ngọn gió kia càng thổi mạnh bao nhiêu, khách hàng tiềm năng càng cưỡng lại thông điệp bán hàng bấy nhiêu.

Những người bán quảng cáo nói về sự tác động. Làm những mẫu quảng cáo trên báo in lớn hơn, làm những tờ quảng cáo chèn vào giữa tờ báo hoặc làm những tờ gấp và phải đầy màu sắc. Còn những mẫu quảng cáo trên truyền hình phải “hành động” mạnh hơn, câu chuyện phải “điên” hơn và giật gân hơn. Gia tăng những giây quảng cáo trên sóng phát thanh nhiều hơn nữa. Nhưng, chính xác, tất cả chỉ là những hứa hẹn. Đừng chú ý đến tôi. Tôi chỉ là quảng cáo mà thôi.

Một mẩu quảng cáo càng cố gắng gây ấn tượng cho người khác bao nhiêu thì càng có ít khả năng đạt mục tiêu bấy nhiêu. Thật ra, thỉnh thoảng, khách hàng tiềm năng cũng mất cảnh giác – và gió sẽ chiến thắng. Nhưng điều này là không thường xuyên.

PR là mặt trời. Bạn không thể buộc phương tiện truyền thông đại chúng truyền đạt thông điệp của bạn. Quyền đó hoàn toàn nằm trong tay của họ. Tất cả những gì bạn có thể làm là mỉm cười và cố gắng cung cấp cho họ những nguyên liệu hữu dụng nhất.

Khách hàng cũng không chấp nhận một điều áp đặt nào từ những tin, bài trên báo. Ngược lại, họ hy vọng rằng báo chí cố gắng giúp thông báo về một dịch vụ hay một sản phẩm tốt vừa xuất hiện mà thôi.

Quảng cáo cần sự bùng nổ. PR đòi hỏi xây dựng từng bước.

Quảng cáo “chết” – PR “sống”

Không có gì vô dụng cho bằng mẩu quảng cáo của ngày hôm qua. Nó sẽ kết thúc trên tường của một đại lý quảng cáo hay trong một cuốn sách về các quảng cáo đoạt giải thưởng. Nhưng, đối với một người tiêu dùng bình thường, một mẩu quảng cáo chẳng khác nào một chú bướm: sống ngắn ngủi rồi chết.

Đối với PR thì không như thế. Một tin tức hay bài báo hay sẽ sống mãi. Chiến lược cơ bản của PR là đăng tin trong một tờ báo và, giống như leo thang, đưa nó đến một tờ báo lớn hơn, hoặc từ báo in sang đài phát thanh hay truyền hình.

Bạn cũng có thể sử dụng tin như đang xuống thang, tờ Wall Street Journal là một ví dụ. Một tin đăng trước tiên trên tờ Wall Street Journal thường cũng sẻ xuất hiện dưới hình thức này hoặc hình thức khác trên những tớ báo nhỏ hơn.

Máy tính và Internet cũng giúp đẩy nhanh quá trình này. Trước khi viết bài về một sản phẩm hay về một công ty, phóng viên thường phải kiểm tra xem những tờ báo khác đã viết gì về chủ đề đó. Thông tin trên một tờ báo có thể sẽ được phản ánh lại trên nhiều tờ báo khác trong những năm sau đó (ngược lại,không có ai lại đi phối kiểm với những quảng cáo cũ).

Trong PR hiện đại, điều quan trọng là có được bài báo đầu tiên thật thích hợp. Bài báo đầu tiên này sẽ có ảnh hưởng lớn đến các tin bài sau đó.

Các phương tiện truyền thông đại chúng vận hành y như đầu óc một con người. Một khi có một cụm từ đã hình thành trong đầu, thì quả là nan giải khi muốn thay đổi nó. “Tỉ phú Ron Perlman” là cụm từ mà giới truyền thông vẩn sử dụng để chỉ ông chủ của hãng mỹ phẩm Revlon. Mặc dù với sự sa sút của Revlon và các khoản đầu tư khác của ông Perlman không còn là một tỉ phú nữa từ nhiều năm rồi.

Nhưng, đối với giới truyền thông thì vẫn cứ là “tỉ phú Ron”.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here