Số phận những công ty sống ký sinh vào iPhone

0
873

Có ít nhất 6 công ty lớn sẽ sẽ sụt giảm giá trị thảm hại chỉ sau một công bố không sử dụng sản phẩm của họ từ Apple.

Thành công của iPhone là vô tiền khoáng hậu. Với hơn 1 tỷ chiếc iPhone bán ra trong suốt 9 năm qua, smartphone mang tính biểu tượng của Apple không chỉ thay đổi cách người ta sử dụng công nghệ và còn biến Apple thành công ty thành công và có ảnh hưởng nhất thế giới.

Trong suốt con đường đó, Apple và iPhone được xem là mỏ vàng cho hàng loạt công ty, vốn là đối tác sản xuất hoặc cung cấp linh kiện cho họ. Do đó, mặc dù iPhone giúp một số công ty đạt lợi nhuận khổng lồ, việc phụ thuộc quá nhiều vào Apple chính là một mối nguy.

Trường hợp của Imagination Technologies mới đây là ví dụ điển hình. Cổ phiếu của hãng này sụt giảm gần 70% sau khi Apple hé lộ thông tin tự thiết kế kiến trúc GPU mới cho iPhone.

Tương tự, cổ phiếu của Dialog Semiconductor giảm hơn 30% khi có báo cáo cho rằng Apple có hứng thú với việc tự phát triển con chip quản lý pin.

Statista mới đây đưa ra danh sách một loạt công ty được xem là “sống ký sinh” vào Apple. Theo đó, doanh thu từ việc sản xuất linh kiện cho Apple thường chiếm hơn 50% doanh thu hàng năm của họ.

“Phụ thuộc vào một đối tác duy nhất là mối nguy lớn. Đó cũng là lý do Apple đối xử với các công ty này một cách kém công bằng hơn so với những công ty có danh sách khách hàng dồi dào hơn. Nó cũng đưa Apple lên vị thế cửa trên khi đàm phán hợp đồng. Ở đó, họ có thể yêu cầu các điều khoản có lợi cho mình”, Statista cho hay.

Trong bảng thống kê trên, có thể thấy Dialog Semiconductor có lý do để lo lắng nhất khi họ phụ thuộc quá lớn vào Apple. Mặc dù vậy, không phải đối tác nào cũng cần lo sợ như vậy. Chẳng hạn, Apple khó tìm kiếm được đối tác nào có năng lực sản xuất lớn hơn Foxconn để lắp ráp iPhone.

Tuy nhiên, bảng thống kê nói trên chỉ nhắc đến những công ty lớn, niêm yết rõ ràng. Trên khắp thế giới, có hàng nghìn những công ty khác được xem là sống gửi vào Apple, từ các đơn vị sản xuất phụ kiện, cửa hàng buôn bán sản phẩm Apple mà người ta chưa thể thống kê hết được.

Chẳng hạn mới đây, động thái yêu cầu dỡ bỏ bảng hiệu có liên quan đến thương hiệu Apple của đại diện pháp lý Apple tại Việt Nam hay việc dấy lên tin đồn Apple cấm việc sửa chữa iPhone từ các đơn vị không được ủy quyền cũng gây sóng gió lớn cho giới kinh doanh trong nước.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here