Nhượng quyền Thương hiệu thời trang: Những lưu ý trước khi kinh doanh

0
1544

Nhượng quyền thương hiệu thời trang là gì?

Nhượng quyền thương hiệu thời trang (franchise) là hình thức kinh doanh khi cá nhân/tổ chức được sử dụng thương hiệu/tên sản phẩm đang có trên thị trường trong với những quy định ràng buộc rõ ràng.

Nhượng quyền thương hiệu thời trang

Theo đó, bên nhận quyền có thể mua bán các sản phẩm thời trang gắn với thương hiệu của bên nhượng quyền. Đồng thời có được bí quyết kinh doanh, slogan, logo thương hiệu của thương hiệu đại lý. Bên nhận quyền có quyền kiểm soát, thực hiện hỗ trợ bên nhận quyền trong các hoạt động kinh doanh.

Chi phí nhượng quyền

90% cửa hàng thời trang hiện nay đều ưu tiên phát triển chuỗi đại lý nhượng quyền để tăng độ phủ thương hiệu. Tuy nhiên, chi phí nhượng quyền thương hiệu không rẻ. Hai loại chi phí chính: phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ra, bên nhượng quyền có thể thêm các khoản chi phí khác: phí thiết kế trưng bày cửa hàng, sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo, tư vấn… Số vốn ban đầu cần có ít nhất khoảng 100 triệu

Chi phí nhượng quyền

Những mô hình kinh doanh chuỗi cơ bản

Có 4 loại nhận quyền thương hiệu cơ bản, phản ánh mức độ hợp tác và cam kết giữa các bên nhượng quyền và nhận quyền. Tùy thuộc vào quy mô và mục đích kinh doanh có thể lựa chọn những mô hình phù hợp.

mô hình kinh doanh chuỗi nhượng quyền thương hiệu thời trang

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

Đây là mô hình nhượng quyền “trọn gói” với thời gian trung bình từ 5 – 30 năm. Bên nhượng quyền hỗ trợ bên nhận quyền:

  • Hệ thống chiến lược, quy trình quản lý, quy tắc vận hành, xử lý hàng hóa, marketing & quảng cáo…
  • Hệ thống thương hiệu
  • Bí quyết kinh doanh
  • Sản phẩm và dịch vụ

Bên nhận quyền sẽ trả cho bên giao quyền phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động, Có thể phát sinh những khoản chi phí khác như nội thất, thiết kế trưng bày cửa hàng…

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

Đối với mô hình này, bên nhượng quyền chỉ nhượng lại một mảng nào đó trong kinh doanh như: sản phẩm, cung cấp hình ảnh thương hiệu, quy trình quản lý… Bên nhượng quyền cũng không giám sát và can thiệp quá nhiều vào các hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền.

Nhượng quyền có tham gia quản lý

Mô hình nhượng quyền thường gặp ở các thương hiệu thời trang lớn như H&M, Zara… Bên nhượng quyền ngoài việc trao quyền kinh doanh sản phẩm còn hỗ trợ người quản lý, điều hành doanh nghiệp.

thương hiệu thời trang lớn

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Ngoài việc nhượng quyền thương hiệu cho bên nhận quyền, bên nhượng quyền cũng tham gia góp vốn với tỷ lệ nhỏ.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here