Khi bạn nghe ai đó nói với bạn bất cứ điều gì tương tự như “Đồ này đắt quá”, nếu bạn im lặng và không phản kháng lại thì bạn đang đánh mất cơ hội để thể hiện bản thân cũng như giới thiệu sản phẩm cho khách hàng này.
Nên nếu bạn gặp người chê sản phẩm của bạn quá đắt thì hãy làm điều mà họ ít trông đợi nhất vì thường thì họ nghĩ bạn sẽ nổi điên lên “Ý bà nói vậy là sao? đắt đâu mà đắt?”. Hãy thử làm theo 4 bước dưới đây để thuyết phục khách hàng của mình một lần nữa.
1.“Trung hòa ý kiến”
Điều này có nghĩa bạn tìm cách để cho cuộc nói chuyện ít căng thẳng hơn. Vậy nếu ai đó chê sản phẩm của bạn quá đắt tiền thì bạn hãy thản nhiên đáp lại “Ừ, cũng đúng!”. Khi bạn nói ra câu này không có nghĩa là bạn đang đồng ý với lời chê bai của họ nhưng tự động họ sẽ nghĩ là “Ồ, anh ta đồng ý với mình”, và điều này sẽ giúp bạn có thêm chút thời gian với khách hàng này.
2. Hiểu được điều gì đang khiến cho khách hàng bận tâm
Vậy khi một khách hàng chê “Hàng gì mà đắt quá!” thì bạn hãy nói “Vâng, vậy giá cả là mối quan tâm duy nhất của anh/chị ạ? Có còn điều gì khác khiến anh/chị bận tâm nữa không?”, chính câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm ra được mối lo ngại thật sự của khách hàng, những thứ đang khiến cho người đó lưỡng lự với sản phẩm của bạn. Đó có thể là một tập hợp các mối lo ngại chứ không chỉ một điều duy nhất và bước hai này sẽ giúp cho bạn tìm ra mối lo ngại này. Nếu họ trả lời “Tôi bận tâm đến nhiều thứ khi mua sản phẩm này” thì họ đã dẫn đường đến thẳng với bước thứ ba.
3. Đặt câu hỏi để tìm ra nguyên nhân
Người bán hàng chuyên nghiệp là người biết đặt câu hỏi với khách hàng để tìm ra câu trả lời. “Tại sao khách hàng này lại cảm thấy như thế?”, bạn sẽ làm việc như một nhà tâm lý học, điều tra xem tại sao người khác lại cảm thấy như vậy. Ví dụ khách hàng nào đó nói “Cái thứ đó đắt quá” thì bạn hãy hỏi ngay “Anh/chị có thể nói vì sao cảm thấy như thế không ạ? Điều gì đã làm cho anh/chị nghĩ món này là đắt?” – khách hàng: “Tôi cũng không biết nữa, tôi nghĩ là thấy ở siêu thị rẻ hơn thì phải nên tôi thà chạy ra siêu thị mua còn hơn”. Vậy là bạn đã tìm ra nguyên nhân: món hàng của bạn họ mua ở siêu thị cũng được và còn mua rẻ hơn. Vấn đề sẽ là làm sao để họ mua hàng của bạn chứ không phải ở siêu thị.
4. Chuyển bại thành thắng
Vậy là bạn đã biết được nguyên nhân thật sự mà khách hàng không muốn mua sản phẩm của mình rồi, giá thành cao chỉ là phụ mà thôi, cái chính là họ chạy ra siêu thị mua cũng được. Chuyển bại thành thắng là một chiêu thức cực kỳ hay, bạn hãy nói “Ồ, nếu vậy thì chắc tôi đã thất bại rồi”. Bạn phải nhớ điều này, thường thì mấy người đi bán hàng chẳng ai nói mấy câu như vậy vì chẳng ai muốn tự nhận mình thất bại cả. Nhưng khi khách hàng nghe câu nói này của bạn thì họ sẽ khựng lại một chút để suy nghĩ lại. “Tôi đã thất bại khi không chỉ ra được cho anh/chị thấy những giá trị mà anh/chị sẽ đạt được qua sản phẩm này và cộng thêm những giá trị chính tôi mang đến nữa”. Chính lúc này sẽ là cơ hội cho bạn để giải thích lại về sản phẩm, nói lại một lần nữa, rồi một lần nữa cho đến khi khách hàng thấy được giá trị của sản phẩm thì thôi. Nên nhớ rằng, khách hàng sẽ không mua sản phẩm của bạn nếu họ không thấy được giá trị của sản phẩm, và cái giá trị này phải là thứ họ muốn có nữa hay không. Bạn nói “Vậy là tôi đã thất bại khi không thể nói ra hết những lợi ích mà anh/chị đạt được, hãy cho tôi vài phút để nói lại kỹ hơn và lúc đó anh/chị sẽ thấy sản phẩm này là hoàn toàn có giá phải chăng, hãy cho tôi thêm một cơ hội vì tôi không muốn bỏ sót điều gì cả, tôi không muốn làm anh/chị thát vọng và cũng không muốn làm chính mình thất vọng nữa. Khi bạn nói thế khách hàng sẽ cho bạn thêm một cơ hội. Đây là một trong những nghệ thuật bán hàng mà bạn cần biết để không mất đi cơ hội mang sản phẩm của mình đến với khách hàng.
Lúc này, giá cả sẽ không còn là vấn đề bạn phải giải quyết. Bạn sẽ thuyết phục khách hàng với những ưu điểm từ sản phẩm của mình, thông tin cần thiết về sản phẩm cũng như lý do tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn dù họ có thể mua ở siêu thị với giá thành như vậy hoặc rẻ hơn.