Chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam thực sự đang “chuyển động nhanh”.
Rất nhiều doanh nghiệp lớn hỏi chúng tôi về yếu tố có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này và các nhà sản xuất có thể mong đợi nó thay đổi như thế nào để họ có thể phát triển chiến lược của mình và tiếp cận để nắm bắt những cơ hội phát triển và giành chiến thắng? – chia sẻ từ Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám Đốc Nielsen Việt Nam.
Một số khu vực trên thế giới đang chật vật để tìm sự tăng trưởng trong giai đoạn này nhưng khu vực Châu Á Thái Bình Dương vẫn tự hào đang có cơ hội tăng trưởng đáng chú ý do những điều kiện thuận lợi về nhân khẩu và kinh tế. Tăng trưởng GDP toàn cầu từ năm 2016 đến năm 2020 được ước tính là khoảng 3,1% mỗi năm nhưng Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ chỉ tăng trưởng tương ứng vào khoảng 2% và 1,9%. Trái lại, thị trường mới nổi được dự báo sẽ có mức tăng trưởng khoảng 4%. Kết quả là, các công ty đa quốc gia tiếp tục tìm đến khu vực Châu Á Thái Bình Dương như là một động lực tăng trưởng.
Việt Nam là một phần của câu chuyện này. Nhờ sự nỗ lực rất lớn từ chính phủ trong việc đưa ra những thay đổi đáng kể trong các luật lệ thương mại để thu hút đầu tư nước ngoài và cởi mở hơn đối với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam chắc chắn nổi trội cho tiềm năng trong tương lai và có một vai trò nhất định khi nói đến thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Theo báo cáo Niềm Tin Kinh Doanh Trong Tương Lai, một cuộc khảo sát của Nielsen thực hiện với các lãnh đạo doanh nghiệp, Việt Nam được xếp là một trong ba thị trường hàng đầu để mở rộng kinh doanh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cùng với Trung Quốc và Indonesia. Đồng thời, các doanh nghiệp nội địa lớn của Việt cũng đang suy nghĩ về việc mở rộng kinh doanh ra khu vực và toàn cầu.
Để có một dự báo triển vọng hợp lý cho thị trường Việt Nam luôn luôn là một thách thức vì những biến động lớn của thị trường. Tuy nhiên, khi nhìn vào bức tranh lớn hơn, ta sẽ thấy có nhiều tín hiệu và động lực của sự thay đổi mà những điều đó sẽ có tác động đáng kể và định hình tương lai. Những thay đổi lớn đang đến từ sự thay đổi nhân khẩu, sự phát triển cơ sở hạ tầng vật lý và kỹ thuật số, sự phức tạp trong cấu trúc thị trường, sự thay đổi về sở thích của người tiêu dùng và sức mạnh của các nhà bán lẻ.
Chúng ta hãy nhìn vào sự thay đổi nhân khẩu như một ví dụ. Dân số Việt Nam vẫn đang trong thời hoàng kim với 25% dân số đang trong độ tuổi từ 10 đến 24; và độ tuổi trung bình của người Việt là là 29. Có khoảng bảy người trong độ tuổi làm việc cho mỗi người “về hưu”.
Sự thành công của những đổi mới và sáng tạo, không may lại phụ thuộc vào chiến lược tiếp cận xâm nhập thị trường nhiều hơn là bản thân sản phẩm.
Hơn nữa, Việt Nam có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Và tầng lớp này cũng được mở rộng về mặt địa lý, sang các tỉnh/thành phố mới, sung túc hơn, bên cạnh các trung tâm trọng điểm và truyền thống là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các thành phố hiện nay đầy những người mua hàng am hiểu về công nghệ thông tin và họ cũng rất nhận thức về thương hiệu nhờ vào cách tiếp cận kỹ thuật tiếp thị rất tinh vi. Vì vậy, cùng với hàng tiêu dùng, tầng lớp trung lưu (và triển vọng trung lưu) là những bậc phụ huynh đang đầu tư mạnh vào giáo dục con cái của họ, với trình độ thông thạo tiếng Anh được coi là không thể thiếu trong các nấc thang xã hội. Ngoài ra, họ còn hứng thú với các dịch vụ tài chính tinh vi hơn. Những điều này là những cơ hội đáng kể cho nhiều ngành công nghiệp.
Nhưng dân số sẽ lão hóa nhanh. Thực tế đáng chú ý là dân số Việt Nam sẽ già đi cực kỳ nhanh chóng. Uớc tính rằng trong 4 năm tiếp theo, đến năm 2020, dân số từ 50 tuổi đến 69 tuổi sẽ chiếm 20% tổng dân số, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Điều này thực sự chỉ ra cơ hội lớn cho dòng sản phẩm mới tập trung vào phân khúc khách hàng này. Sự thành công của những đổi mới và sáng tạo, không may lại phụ thuộc vào chiến lược tiếp cận xâm nhập thị trường nhiều hơn là bản thân sản phẩm. Chú ý đến nhu cầu của người tiêu dùng trong dài hạn cũng một là điều quan trọng, bên cạnh đó việc phục vụ cho những nhu cầu này sẽ mang đến các cơ hội kinh tế, xã hội và văn hóa và những thách thức đối với Việt Nam đáng chú ý không chỉ ở mặt hàng cơ bản mà còn trong y tế, dược phẩm và các dịch vụ tài chính.
Tốc độ thay đổi đang được đẩy mạnh trong khu vực Đông Nam Á cũng như Việt Nam và môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn để hoạt động. Hãy luôn theo dõi và bám sát với những xu hướng chính là điều cần thiết cho các nhà lãnh đạo kinh doanh, vì năm 2020 sẽ đến cùng với rất nhiều sự chú ý.