Nội Dung Chính
“Tôi nên đọc gì để định hướng và tạo cảm hứng cho chính mình?” Một planner đã hỏi tôi câu này. Đây luôn là câu hỏi thường trực của các planner mà tôi thường cố tình lắt léo để không đưa ra câu trả lời. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng thông suốt và có thể đưa ra lời khuyên cho các planner.
Nếu bạn hỏi tôi nên đọc cái gì để có khả năng mở rộng cảm xúc và kiến thức cho bạn, thì đó đây là 1 câu hỏi tốt, cần thiết và quan trọng.
Nữ tác giả người Mỹ, bà Annie Dillard là một trong những người mà bạn có thể tham khảo. Trích câu châm ngôn của họa sĩ Paul Klee “Bản thân bạn phải thích ứng với hộp màu vẽ của bạn”, bà nhận xét rằng: “Nói cách khác, người họa sĩ không uốn nắn sao cho hộp màu của mình phù hợp với thế giới xung quanh. Anh ta cũng không ép bản thân mình phù hợp với thế giới ấy. Mà anh ta cố gắng làm cho bản thân phù hợp với hộp màu của chính mình. Nghĩa là anh ta tiếp nhận toàn bộnhững gì mà hộp màu vẽ có thể truyền tải thông qua chính bản thân nó.”
Chúng ta có thể hiểu hộp màu ở đây theo nghĩa đen hoặc nghĩa ẩn dụ. Càng suy nghĩ chúng ta càng đào sâu được vấn đề hơn. Bước đầu tiên là rèn luyện kỹ thuật, cách sử dụng và làm chủ hộp màu của mình sao cho thuần thục. Nhưng dĩ nhiên sau đó, chúng ta có thể và bắt buộc phải tiến xa hơn. Chúng ta càng trau dồi và bước ra khỏi vùng an toàn bao nhiêu, thì chúng ta càng phát hiện nhiều khả năng mới của chính mình bấy nhiêu.
Với cách nghĩ như trên, tôi có thể đưa ra 7 loại sách đọc mà chúng tôi (những planners) thấy hữu ích:
- Những loại sách giúp tăng khả năng đồng cảm
- Những loại sách xây dựng nền tảng chiến lược căn bản
- Những loại sách nền tảng về xây dựng thương hiệu
- Những loại sáchgiúp nhận thức rõ hiện tại
- Những loại đọc giúp chúng ta dự đoán được tương lai gần
- Những loại sách giúp đào sâu vào khả năng đánh giá sự sáng tạo bằng bản năng và bằng kỹ thuật
- Những loại đọc giúp tăng khả năng thuyết phục
Tôi đưa ra danh sách trên chủ yếu là quan điểm cá nhân, dựa trên kinh nghiệm của mình đó là những loại đọc luôn hữu ích dù trong quá khứ hay hiện tại và tương lai.
Tôi có một vài cảnh báo cho các bạn:
7 loại sách tôi đưa ra là dưới góc nhìn “những loại đọc hữu ích”, chứ không phải danh sách phải đọc toàn tập. Giống như thể loại sách non-fiction (không hư cấu) không có nghĩa là chỉ toàn sự thật và kiến thức. Nếu nói danh sách tôi đưa ra không có tính tiểu thuyết (thể loại fiction này lại thường chưa đựng nhiều sự thật hơn bất cứ thể loại không hư cấu non-fiction nào) thì rõ là khó tin.
Tiêu đề cho một tiểu thuyết cần có tính cá chân hóa cao và chủ đề được nêu lên phải được chọn lựa kỹ càng – dựa trên chính cái “gu” của mình.
Phần lớn nhất mà tôi đã tránh nhắc đến trong danh sách trên là tâm lý học, kinh doanh và marketing. Vì chúng không hơn gì là một mớ hỗn lộn những phương pháp, cách thức đáng ngờ. Và những người khác đều đã đọc chúng.
1. Đọc những thứ giúp nâng cao khả năng đồng cảm, thấu hiểu
Vì nếu không biết đồng cảm hay thấu hiểu, chúng ta sẽ thất bại.
- Ali Smith, How to be Both
- Kate Atkinson, A God in Ruins
- Graham Swift, Mothering Sunday
- James Rebanks, The Shepherd’s Life: A Tale of the Lake District
- Helen Macdonald, H is for Hawk
Tiểu thuyết dạy chúng ta cách đồng cảm tốt hơn tất cả các dạng sản phẩm nghệ thuật khác.
2. Đọc về kiến thức cơ bản của chiến lược
Bởi vì có những điều cơ bản bạn cần phải học.
- Stephen Bungay, The Art of Action: How Leaders Close the Gaps between Plans, Actions and Results
- Lawrence Friedman, Strategy: A History
- Judie Lannon and Merry Baskin’s (ed.) A Master Class In Brand Planning: The Timeless Works Of Stephen King.
- Richard Rumelt, Good Strategy/Bad Strategy: The Difference And Why It Matters
3. Đọc kiến thức cơ bản về xây dựng thương hiệu
Lý do hệt như trên.
- Advertising Works: Cases from the Advertising Effectiveness Awards
- Les Binet & Peter Field, The Long and The Short of it: Balancing Short- and Long-Term Marketing Strategies
- Paul Feldwick, The Anatomy of Humbug: How to Think Differently About Advertising
- Byron Sharp, How Brands Grow: What Marketers Don’t Know
- Judith Williamson, Decoding Advertisements: Ideology and Meaning in Advertising
Đây là những kiến thức kinh điển. Phần còn lại bạn không nên bận tâm. Vì chúng chỉ gây nhiễu thôi.
4. Đọc những thứ giúp bạn nhận thức rõ tình trạng thực tế
Để tìm được insight.
- Brian Arthur, The Nature of Technology
- John Brockman, ed., What Should We Be Worried About? Real Scenarios That Keep Scientists Up At Night
- Jonathan Crary, 24/7: Terminal Capitalism and the Ends of Sleep
- Anthony Giddens, The Consequences of Modernity
- Mohsin Hamid, How to Get Filthy Rich in Rising Asia
- Atticus Lish, Preparation For The Next Life
- Evgeny Morozov, To Save Everything, Click Here: Technology, Solutionism, and the Urge to Fix Problems that Don’t Exist
- Zia Haider Rahman, In The Light Of What We Know
- Laurence Scott, The Four Dimensional Human: Ways Of Being In The Digital World
- Duncan Watts, Six Degrees: The Science of a Connected Age
5. Đọc những gì giúp bạn dự đoán được tương lai gần:
Bởi vì công việc của chúng ta là tạo ra tương lai mới công việc kinh doanh của khách hàng.
- David Brin, The Transparent Society: Will Technology Force Us to Choose Between Privacy and Freedom?
- Don DeLillo, Zero K
- David Eggers, The Circle
- William Gibson, Pattern Recognition
- Gary Shteyngart, Super Sad True Love Story
- Jaron Lanier, Who Owns The Future?
- John Markoff, Machines of Loving Grace: The Quest for Common Ground
- John Tomlinson, The Culture Of Speed: The Coming Of Immediacy
6. Những loại đọc giúp đào sâu vào khả năng đánh giá sự sáng tạo bằng bản năng và bằng kỹ thuật:
Hiển nhiên rồi đúng không.
- Annie Dillard, The Writing Life
- Harold McGee, McGee on Food and Cooking: An Encyclopedia of Kitchen Science, History, and Culture
- Gerhard Richter, The Daily Practice of Painting: Writings 1962-1993
- Twyla Tharp, The Creative Habit
- Amy Wallace and Edwin Catmull, Creativity Inc.: Overcoming the Unseen Forces That Stand in the Way of True Inspiration
- James Webb Young, A Technique for Producing Ideas
- Sophie Lovell, Dieter Rams: As Little Design As Possible
7. Đọc những gì giúp tăng khả năng thuyết phục
Bởi vì sự thành công của nhiều thứ trong công việc phụ thuộc vào khả năng thuyết phục người khác của bạn. Hãy đọc tất cả những bài viết tuyệt vời và học từ chúng.
Như tôi đã nói, quan điểm của tôi là cung cấp một góc nhìn về những loại đọc hữu ích cho chúng ta, chứ tôi không cung cấp một danh sách đọc toàn tập.
Vào năm 2006, 4 bếp trưởng bao gồm ông Ferran Adria, Heston Blumenthal, Thomas Keller và người viết, ông Harold McGee đã đưa ra khái niệm “hành trình đa quốc gia để nấu ăn xuất sắc”, và trong khi bàn luận về thức ăn, quyển sách còn đóng vai trò như một bản tuyên ngôn dành cho những ai có ý tưởng kinh doanh sáng tạo, muốn nuôi dưỡng và mở rộng khả năng sáng tạo của mình:
“Chúng tôi tin rằng bây giờ và tương lai, mưu cầu sự xuất sắc đòi hỏi phải biết cách vận dụng mọi tài nguyên để mang lại sự hài lòng và sự ý nghĩa cho mọi người thông qua ẩm thực. Trong quá khứ, việc nấu ăn bị ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố: sự hạn chế của các nguyên liệu và cách chế biến chúng, hạn chế trong việc am hiểu quy trình nấu nướng và những định nghĩa hạn hẹp cũng như kỳ vọng về thực phẩm truyền thống. Ngày nay, có ít cản trở hơn và nhiều tiềm năng to lớn hơn giúp phát triển nghề nấu ăn của chúng ta. Chúng ta có thể chọn lựa nguyên liệu từ khắp hành tinh, với nhiều phương pháp chế biến khác nhau, từ ẩm thức địa phương, cùng nguồn tri thức nhân loại rộng mở; chúng ta có thể khám phá ra những gì mình có thể làm với thức ăn và trải nghiệm thưởng thức chúng.”
Chúc bạn đọc vui vẻ!